Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, chỉ riêng trong một tuần vừa qua, tại Pasteur, tỉ lệ người bệnh mắc sốt xuất huyết kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tăng cao đột biến. Pasteur xin thông tin đến tất cả quý khách hàng những vấn đề đặc biệt lưu ý về sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết thường lầm tưởng rằng hết sốt là khỏi bệnh, nên chủ quan không thăm khám lại cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn.
1. Tại sao nhiều trường hợp điều trị tại nhà, đã ngắt cơn sốt nhưng bệnh lại trở nên nặng hơn?
Theo các bác sĩ có 3 nguyên nhân khiến các bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị dễ trở nặng, đó là:
– Tự ý dùng thuốc điều trị: Khi mới bắt đầu, người bệnh thường sốt ruột, lo lắng tìm mọi cách để nhanh chóng hạ cơn sốt bằng cách tăng liều thuốc hạ sốt, hoặc vừa dùng đường uống vừa dùng đường hậu môn, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau… Điều này cực kỳ nguy hiểm vì việc dùng quá liều có thể gây ngộ độc thuốc, suy gan, suy thận…
– Hoặc nhiều trường hợp nhân viên nhà t.huốc để giúp người bệnh đỡ đau nhức, hạ sốt nhanh đã kê thêm các loại t.huốc có thành phần corticoid, loại t.huốc này dễ dẫn đến rối loạn đông máu, càng nguy hiểm cho người bệnh.
– Với sốt xuất huyết tuyệt đối không dùng ibuprofen và aspirin để hạ sốt vì dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
Khi có vấn đề về sức khỏe phải đến cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân, kiểm tra kỹ các dấu hiệu cảnh báo… Khi bị sốt cần uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng liều, không tự ý tăng hay bớt liều, sốt xuất huyết chống chỉ định với corticoid do vậy không được tự ý sử dụng loại thuốcnày.
2. Hết sốt là khỏi bệnh, chủ quan không thăm khám lại
Theo các bác sĩ, phần lớn các trường hợp tự điều trị tại nhà mắc sai lầm chỉ chú trọng điều trị giai đoạn đầu như sốt cao thì tìm mọi cách hạ sốt, khi cơn sốt đã ngắt thì không đi thăm khám lại, chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết da, chảy máu cam, chảy máu lợi… mới đến viện thăm khám khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Việc thăm khám muộn rất nguy hiểm, bởi giai đoạn sau sốt (từ ngày 3-7), bệnh bắt đầu diễn biến nặng, tiểu cầu suy giảm có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, miệng, mắt…), trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa… đặc biệt bệnh nhân có rối loạn đông máu, người có bệnh nền rất nguy hiểm gây máu cô đặc… có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do vậy khi có dấu hiệu sốt cao mà đang trong vùng dịch sốt xuất huyết hoặc nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần đến viện thăm khám ngay để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị đúng.
3. Sốt xuất huyết chỉ mắc một lần
Nhiều bệnh nhân sốt cao đến viện thăm khám khi bác sĩ thông báo bị sốt xuất huyết thì rất ngỡ ngàng vì cho rằng họ đã từng mắc rồi nên sẽ không mắc lại nữa, nên coi thường các biện pháp dự phòng.
Sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau được ký hiệu (D1, D2, D3, D4) nếu mắc chủng loại này rồi vẫn có thể mắc loại khác, tức mỗi người vẫn có thể mắc tới 4 lần sốt xuất huyết trong đời. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm chẩn đoán phù hợp, trong 3 ngày đầu nếu có chỉ định theo dõi tại nhà cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, ăn thức ăn lỏng, cháo, súp, sữa, uống nhiều nước…
Nếu thấy bệnh nhân có chuyển biến nặng hơn như li bì, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều… cần đưa ngay đến cơ sở y tế thăm khám. Không có diễn biến bất thường cũng cần thăm khám lại theo hẹn của bác sĩ.
Tham khảo: Wikipedia
Đặt lịch thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để Pasteur hỗ trợ tư vấn nhé!