BIỂU HIỆN PHÙ TAY VOI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Tình trạng phù tay voi sau điều trị ung thư vú

Phù tay voi là một biến chứng sau điều trị của một số phương pháp điều trị ung thư vú. Hệ bạch huyết mất tính toàn vẹn sau điều trị làm ứ trệ dịch hạch bạch huyết gây phù tay. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, phù tay voi có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Một trong các biến chứng có thể gặp sau điều trị ung thư vú đó là phù tay. Việc phẫu thuật hay xạ trị tại vú và nách làm mất tính toàn vẹn của hệ bạch huyết xung quanh, dẫn đến ứ trệ dịch bạch huyết; từ đó gây phù tay. Hiện nay, chúng ta chưa biết tại sao phù tay chỉ xảy ra trên một số bệnh nhân mà không xảy ra trên tất cả các bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên, chúng ta đã biết được một số các yếu tố làm tăng nguy cơ phù tay như: Có di căn hạch nách, phẫu thuật hay xạ trị vào vùng nách, béo phì, nhiễm trùng,…

Tình Trạng Phù Tay Voi Sau Khi Điều Trị Ung Thư Vú
Biểu hiện phù tay voi sau khi điều trị ung thư vú

Phù tay voi có thể xuất hiện sớm hoặc muộn sau điều trị ung thư vú. Tình trạng này có thể xuất hiện sau phẫu thuật, thoáng qua và tự khỏi trong 3 – 6 tháng. Một số trường hợp phù tay tăng dần và kéo dài. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phù tay voi như: di căn hạch nách, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay xạ trị vùng nách, chấn thương, nhiễm trùng, thừa cân béo phì…

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng phù tay voi?

Mục tiêu của phòng ngừa phù tay voi là tăng cường lưu thông bạch huyết ở tay của người bệnh, đồng thời hệ bạch huyết của các phần khác của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

  • Chăm sóc, vệ sinh da đúng cách: tắm bằng xà phòng dịu nhẹ, sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày, không tắm hơi, tránh nhiệt độ quá lạnh
  • Tránh tình trạng nhiễm trùng, bỏng hay chấn thương: tránh dùng lưỡi dao cạo vùng lông nách; đeo găng tay khi làm vườn, khi nấu ăn hay nhưng công việc làm tổn thương da tay; tránh lấy máu hay tiêm truyền bên tay phù; tránh nằm nghiêng bên tay phù khi ngủ. Trao đổi với bác sĩ khi có vết thương nhiễm trùng bên tay phù, đặc biệt đối với những vết thương lâu lành
  • Vận động phù hợp: thực hiện các bài tập phù hợp với thể lực cũng như tình trạng sức khỏe. Mang găng tay băng ép hay áo ngực ép chuyên dụng  khi vận động. Tránh các động tác mạnh và thực hiện trong thời gian dài như mang túi, nâng, đẩy, kéo hay vác nặng
  • Duy trì cân nặng cân đối và chế độ ăn khoa học
  • Đo kích thuớc 2 tay thường xuyên để giúp phát hiện sớm tình trạng phù tay voi
  • Nâng cao tay: nâng tay cao khi đang nghỉ ngơi bằng cách đặt gối nhỏ dưới cẳng tay. Lưu ý không nên để tay tại một vị trí trong thời gian quá lâu
  • Khi sử dụng găng tay băng ép cần lưu ý: lựa chọn kích cỡ găng tay phù hợp, không sử dụng khi tay phù nhiều hoặc vùng da tại vị trí băng ép đang tổn thương, sử dụng băng ép vào ban ngày và tháo ra vào ban đêm, có thể sử dụng găng tay bằng chất liệu cotton hoặc đặt găng vào túi nhựa để vào tủ lạnh khi thời tiết nắng nóng, vệ sinh găng tay và thay mới mỗi 6 tháng để phù hợp với tình trạng của tay
  • Massage tay hằng ngày, không sử dụng dầu hay kem để đảm bảo độ ma sát giữa bàn tay và vùng da massage. Trao đổi với bác sĩ về những động tác massage để đạt hiệu quả cao nhất

Tham khảo: Wikipedia

Khi có các dấu hiệu bất thường về ung thư, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.