Mang thai sau tuổi 35 như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Phụ nữ mang thai và sinh con sau tuổi 35 cần lưu ý đến những vấn đề gì?
Người ta thường nói: “Tuổi tác chẳng là gì, nó chỉ là một con số”. Nhưng nói tới mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh thì tuổi tác có thể là một vấn đề lớn.
Nhưng bạn hãy yên tâm, phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh mang thai sau tuổi 35 và thậm chỉ tới 40 có những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, bạn không cần sắp xếp một kế hoạch thông minh để tối ưu sức khỏe của mình và em bé trong thai kỳ.
Tôi có thể làm gì để tăng khả năng có một em bé khỏe mạnh?
1. Tầm soát và tư vấn tiền làm tổ
Khi bạn quyết định đã sẵn sàng để mang thai sau tuổi 35. Có một số vấn đề hết sức quan trọng cần làm trước khi thụ thai. Bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra rằng bạn có khỏe mạnh trước khi mang thai hay không? Bạn nên trao đổi với bác sĩ để chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị tinh thần để có thai.
2. Chăm sóc tiền sản sớm và thường xuyên
Tám tuần đầu tiên của thai kỳ là cực kì quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Chăm sóc tiền sản sớm và thường xuyên có thể tăng tỷ lệ an toàn cho thai kỳ và đảm bảo em bé khỏe mạnh. Chăm sóc tiền sản bao gồm tầm soát, xét nghiệm định kỳ, giáo dục thai kỳ và sinh đẻ, tư vấn và hỗ trợ.
3. Chăm sóc tiền sản bảo vệ những bà mẹ mang thai sau tuổi 35
Nó cho phép các bác sĩ đi trước đón đầu các bệnh lý phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi mang thai. Ví dụ như, ở độ tuổi của bạn có thể tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật (một bệnh lý gây tăng huyết áp cùng với xuất hiện protein trong nước tiểu). Khi đi khám tiền sản, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein và đường niệu, đường máu của bạn. Bằng cách này, mọi vấn đề tiềm ẩn đều có thể được phát hiện và điều trị sớm.
4. Cân nhắc các xét nghiệm tiền sản theo yêu cầu dành cho phụ nữ trên 35 tuổi
Bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn một số xét nghiệm tiền sản đặc biệt mà dành riêng cho những phụ nữ lớn tuổi. Các xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ dị tật của em bé. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những xét nghiệm này về các nguy cơ, lợi ích và liệu bạn nên làm gì là hợp lý.
5. Uống Vitamin
Tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên uống vitamin tiền sản hằng ngày. Bởi chúng chứa ít nhất 400 micrograms acid folic. Sử dụng đủ folic hằng ngày trước và trong 3 tháng đầu mang thai có thể ngăn ngừa những dị tật liên quan tới não và tủy sống của thai nhi. Uống acid folic bổ sung là một sự bảo vệ quan trọng dành cho những phụ nữ lớn tuổi. Những người có nguy cơ mang thai những em bé bị dị tật cao hơn. Một số loại vitamin chứa tới 800-1,000 mcg acid folic. Những loại này cũng an toàn cho thai kỳ. Thực tế, một số phụ nữ cần hơn 400 mcg nhằm phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Không dùng hơn 1.000 mcg (1 miligam) acid folic mà không hỏi bác sĩ. Phụ nữ có tiền sử trẻ bị dị tật ống thần kinh cần dùng tới 4000 mcg.
Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc những vấn đề trong thai kỳ?
1. Chăm sóc sức khỏe tốt
Khi mang thai, đặc biệt là mang thai sau tuổi 35 bạn càng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe của bản thân. Chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát được mọi vấn đề tồn tại và bảo vệ bạn khỏi đái tháo đường và tăng huyết áp thai kỳ. Khi bạn khỏe hơn, em bé trong bụng bạn cũng sẽ có sức khỏe tốt hơn.
2. Tiếp tục tái khám ở các bác sĩ khác
Nếu bạn có bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Hãy chắc chắn rằng bạn tái khám với bác sĩ chuyên khoa đều đặn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nha sĩ thường xuyên và làm sạch răng miệng. Răng và lợi khỏe mạnh làm giảm tỷ lệ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
3. Duy trì một chế độ ăn cân đối và lành mạnh
Ăn nhiều loại thức ăn sẽ giúp bạn hấp thu được đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Hãy ăn nhiều loại rau quả, ngũ cốc, các loại đậu, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Bạn nên ăn và uống ít nhất 4 bữa sữa và các thực phẩm giàu calci mỗi ngày. Nó giúp bạn giữ gìn sự khỏe mạnh của răng và xương và cũng giúp em bé phát triển. Cũng cần chắc chắn rằng bạn bổ sung các nguồn thực phẩm có chứa acid folic, như rau xanh, đậu khô, gan và một số loại trái cây có múi.
4. Tăng cân hợp lý
Hỏi bác sĩ để biết liệu bạn tăng cao nhiêu cân là ổn. Phụ nữ với trọng lượng bình thường nên tăng 10 – 15 kg trong thai kỳ. Nếu bạn thừa cân trước khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chỉ tăng từ 5 – 10 kg. Phụ nữ béo phì có thể chỉ cần tăng 4 tới 8 kg. Tăng cân hợp lý làm giảm nguy cơ chậm phát triển cho thai nhi và hạ thấp các nguy cơ trước sinh. Đối với bà mẹ, điều đó còn làm giảm các bệnh lý phát triển trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp thai kỳ.
5. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn luôn có cân nặng vừa phải, giúp giữ dáng và giải tỏa bớt căng thẳng. Nhưng bạn nên được bác sĩ xem qua các bài tập của bạn. Thường thì bạn sẽ có thể thể tiếp tục thói quen tập thể dục bình thường trong thai kỳ. Nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm bớt hoặc điều chỉnh thói quen tập luyện.
6. Bỏ uống rượu và hút thuốc
Giống như mọi sản phụ khác, bạn nên bỏ rượu và không hút thuốc trong thai kỳ. Uống rượu làm tăng nguy cơ nhiều bệnh lý tâm thần và khuyết tật cơ thể cho trẻ. Hút thuốc làm tăng nguy cơ sinh ra một em bé nhẹ cân, một vấn đề rất phổ biến ở các bà mẹ lớn tuổi. Ngoài ra, không hút thuốc cũng giúp phòng ngừa tiền sản giật.
7. Trao đổi với bác sĩ về các thuốc
Bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết những thuốc nào là an toàn trong khi mang thai và cho con bú. Những thuốc này bao gồm cả thuốc được kê đơn, thuốc không cần kê đơn, thực phẩm chức năng và cả thảo dược.
Nguồn: https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-after-3
Xem thêm các kiến thức về thai kỳ, sản khoa tại đây.