Nổi mề đay là gì? Các dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Bệnh mề đay (mày đay) là một trong những bệnh dị ứng thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi hiện nay.. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân

Vậy những dấu hiệu – triệu chứng cũng như các nguyên nhân gây nổi mề đay ở bệnh nhân là gì? các điều trị như thế nào… Tất cả các câu hỏi thắc mắc liên quan sẽ được phòng khám Pasteur chia sẻ đầy đủ qua bài viết sau đây

1/ Nổi mề đay là gì

Nổi mề đay (mày đay) là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Bệnh gây phù mạch tại chỗ, da bị phồng lên kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,… Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.

Nổi Mề Đay Là Gì? Các Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Điều Trị Ảnh Minh Họa

2/ Có bao nhiêu loại mề đay

Dựa trên tiến triển bệnh, bệnh nổi mề đay được phân chia thành 2 dạng chính là:

  • Mề đay cấp tính: Bệnh thường kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc trong vài tuần nhưng không quá 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần và có tính tái phát nhiều lần.

3/ Dấu hiệu – triệu chứng

Các biểu hiện, triệu chứng của nổi mề đay rất giống với một số căn bệnh viêm da khác như bệnh chàm, eczema,… dấu hiệu gồm có:

  • Da mọc các nốt sẩn màu đỏ, hồng lột hoặc trắng xám ở giữa và màu hồng xung quanh, có giới hạn rõ và có nhiều hình thù, kích thước khác nhau.
  • Rất ngứa: Vùng da nổi mề đay có cảm giác ngứa dữ dội, kèm theo nóng rát, khó chịu. Nếu người bệnh càng gãi thì càng khiến da đỏ, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Cảm giác ngứa sẽ càng trầm trọng hơn vào buổi chiều và đêm.
  • Các nốt mẩn ngứa do bệnh nổi mề đay có thể phát triển nhanh trong một vài giờ đến một vài ngày rồi mất đi nhưng các nốt mề đay mới vẫn xuất hiện. Khi lành bệnh, các nốt mẩn này không để lại sắc tố trên da.

4/ Bệnh mề đay có lây không

Nổi mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một người bệnh.

Nếu gia đình có nhiều người cùng bị nổi mề đay thì có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong môi trường có các yếu tố gây dị ứng.

Nổi Mề Đay Là Gì? Các Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Điều Trị Ảnh Minh Họa

5/ Mề đay có nguy hiểm không

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Biến chứng bệnh nổi mề đay

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc hoại tử khó lành nếu vùng da nổi mề đay bị tổn thương, trầy xước.
  • Sốc phản vệ: Do nổi mề đay gây phù nề lưỡi gà và thanh quản nên dễ làm khó thở, viêm đường hô hấp, sốt cao, tụt huyết áp, trụy tim. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
  • Người bệnh nổi mề đay thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

6/ Nguyên nhân gây bệnh

Theo các bác sĩ, bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và để tìm ra căn nguyên của bệnh thường rất phức tạp. Một số người bị bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra cùng một lúc. Vì vậy, việc điều trị thường khá khó khăn. Một số nguyên nhân thông thường gây nổi mề đay cần đề cập đến là:

  • Dị ứng thức ăn: Do dị ứng thức ăn khi ăn trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến, cá biển, phô mai, socola, khoai tây, dưa chuột… Nhìn chung có rất nhiều thực phẩm cả động vật và thực vật có thể gây nổi mề đay ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Thuốc: Theo các bác sĩ thì hầu hết các loại thuốc ở các dạng khác nhau khi đưa vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng phụ liên quan đến dị ứng da. Trong đó, nhóm thuốc beta-lactam, cyclin, chloramphenicol, macrolid, thuốc chống viêm không steroid, vacxin, thuốc ức chế men chuyển,… là các nhóm thuốc dễ gây dị ứng nổi mề đay nhiều nhất..
  • Dị nguyên trong không khí: Phấn hoa, bụi các loại, khói thuốc, lông động vật, men mốc, len… đều có thể là tác nhân gây bệnh.
  • Nguyên nhân nổi mề đay do yếu tố di truyền: Có khoảng 50-60% người bị bệnh do di truyền. Nếu chỉ bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con sinh ra có 25% bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ mắc mề đay ở con là 50%.
  • Không tìm ra nguyên nhân: Có đến 50% số trường hợp nổi mề đay không thể tìm ra nguyên nhân và loại này được xếp vào dạng mề đay tự phát hay mề đay vô căn.

7/ Cách phòng ngừa

Nổi Mề Đay Là Gì? Các Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Điều Trị Ảnh Minh Họa

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cách phòng ngừa bệnh như sau:

+ Người có cơ địa dị ứng với các chất trong phấn rôm, xà bông tắm, hải sản,… không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nữa;

+ Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nếu bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ;

+ Người bị nổi mề đay do hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… không nên sử dụng hoặc dùng găng tay có độ dày thích hợp khi tiếp xúc với các tác nhân này;

+ Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… Đồng thời, không mặc đồ quá chật để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ;

+ Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,…

+ Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa;

+ Người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này;

+ Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh;

+ Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress;

+ Bổ sung thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,… và các loại nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi,…;

+ Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

+ Tuy bệnh mày đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,… người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.

Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn về bệnh mề đay các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của phòng khám đa khoa Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như đặt lịch hẹn thăm khám đầy đủ hơn

Xem thêm