Tại sao nhiệt độ phòng lại quan trọng với trẻ sơ sinh?
Khác với người lớn, trẻ sơ sinh chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hiệu quả. Cơ thể bé dễ bị mất nhiệt qua da, đặc biệt là ở vùng đầu và mặt. Nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé, từ cảm lạnh, sốt đến các bệnh nghiêm trọng hơn như đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics, nhiệt độ phòng quá cao làm tăng nguy cơ SIDS ở trẻ sơ sinh từ 2-6 tháng tuổi. Một nghiên cứu khác trên tạp chí The Lancet cũng chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ trong phòng có nhiệt độ trên 21 độ C có nguy cơ SIDS cao hơn gấp đôi so với trẻ ngủ trong phòng có nhiệt độ từ 16-20 độ C.
Nhiệt độ phòng lý tưởng cho bé theo từng độ tuổi
- Dưới 2 tháng tuổi: 26-28 độ C. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi là 26-28 độ C. Nhiệt độ này giúp bé duy trì thân nhiệt ổn định và giảm nguy cơ SIDS.
- Từ 2-12 tháng tuổi: 16-20 độ C. Khi bé lớn hơn, khả năng điều hòa thân nhiệt của bé cũng tốt hơn. Nhiệt độ phòng từ 16-20 độ C được coi là thoải mái và an toàn cho bé trong độ tuổi này.
- Trên 2 tháng tuổi: Dưới 24 độ C. Trẻ trên 2 tháng tuổi có thể chịu được nhiệt độ phòng thấp hơn một chút, miễn là bé được mặc đủ ấm và không có dấu hiệu lạnh
– Tùy từng trẻ mà nhiệt độ thích hợp cũng khác nhau. Để kiểm tra trẻ nóng hay lạnh hãy sờ vào phần bụng hoặc ngực của trẻ ( đây là cách tốt nhất để kiểm tra).
- Nếu cảm thấy nóng hoặc trẻ đổ mồ hôi thì hãy bỏ bớt lớp áo hoặc chăn rồi kiểm tra lại sau vài phút. Nhiệt độ >270C làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhũ nhi ( 2-12th) nhất là từ 2th – 6th.
- Nếu cảm thấy lạnh bạn cũng đừng nên mặc quá nhiều quần áo mà 1 lớp chăn mỏng có thể là đủ cho bé
- Chú ý: đừng quá lo lắng khi bạn cảm thấy tay chân trẻ lạnh vì đây là chuyện hoàn toàn bình thường.
Cách nhận biết bé đang thoải mái với nhiệt độ phòng
Cách tốt nhất để biết bé có đang thoải mái hay không là sờ vào bụng hoặc ngực bé. Nếu thấy da bé ấm, hồng hào và không đổ mồ hôi thì có nghĩa là bé đang ở trong môi trường nhiệt độ phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát các dấu hiệu khác của bé:
- Bé quá nóng: Da đỏ, đổ mồ hôi, thở nhanh, bứt rứt, khó chịu.
- Bé quá lạnh: Da tái, lạnh, môi tím, run rẩy, ngủ li bì.
Vào ngày nắng ấm bạn nên giữ cho con bạn được mát mẻ bằng cách kéo rèm cửa và chỉ mở 1 cái cửa sổ trong phòng bé ngủ . Những chiếc gối bông hay gối chèn có thể tích nhiệt bên trong và làm tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ, vì thế hãy bỏ chúng ra khỏi nôi của bé.
Xem thêm 1 số bài viết liên quan
- 5 cách giúp trẻ sơ sinh dễ thở khi nghẹt mũi
- Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà cha mẹ cần biết
- Nhận biết sức khỏe của trẻ qua phân và nước tiểu
- Các biểu hiện bất thường hay gặp ở trẻ
Những hiểu biết sai về điều hòa nhiệt độ
Sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh: Những điều cần lưu ý và lời khuyên từ chuyên gia
Điều hòa có thể giúp duy trì nhiệt độ phòng ổn định, tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh:
- Không để gió điều hòa thổi trực tiếp vào bé: Điều này có thể làm bé bị khô da, mất nước và dễ bị bệnh.
- Vệ sinh điều hòa định kỳ: Bụi bẩn và vi khuẩn trong điều hòa có thể gây dị ứng và các vấn đề hô hấp cho bé.
- Kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm: Độ ẩm lý tưởng cho phòng trẻ sơ sinh là 40-60%. Máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm phù hợp, tránh khô da và niêm mạc mũi họng của bé.
- Theo dõi nhiệt độ phòng thường xuyên: Đảm bảo nhiệt độ phòng luôn nằm trong khoảng lý tưởng cho bé.
Vào những ngày rất nóng , có thể bạn muốn bật một chiếc quạt điện trong phòng ngủ của bé nhưng nhớ để quạt cách xa nôi bé , không hướng trực tiếp luồng gió vào bé , đảm bảo rằng quạt chỉ làm mát căn phòng của bé thôi . Hãy kiểm tra nhiệt độ thường xuyên . Con bạn có thể mặc quần áo để ngủ hoặc chỉ cần mặc 1 chiếc tã nếu trời nóng quá .
– Bố mẹ có thể sử máy điều hòa nhiệt độ để có nhiệt độ phòng thích hợp mà không cần phải lo ngại về các vấn đề sức khỏe khác ( trừ tốn tiền).
– Trẻ ngủ trong phòng máy lạnh thường dễ bị các bệnh về hô hấp – SAI
- Chỉ đúng trong trường hợp viêm mũi dị ứng
- Nguyên nhân gây các bệnh đường hô hấp ở trẻ em là do virus hoặc vi khuẩn bị lây từ người này sang người khác mà máy lạnh thì không thể tạo ra những vi sinh vật này được
- Hệ thống bảo vệ đường hô hấp sẽ bị suy yếu khi cơ thể bị lanh, đặc biệt đôi với trẻ em có hệ thống bảo vệ chưa hoàn thiện . Vậy trẻ bị lanh khi nào? Khi nhiệt độ phóng từ 100C trở xuống hoặc vị trí nằm của trẻ ngay dưới máy điều hòa nhiệt độ làm cho trẻ hít phải không khí lạnh từ máy điều hòa 1 cách trực tiếp.
– “Sốc nhiệt” – khi đi từ phòng điều hòa ra ngoài thì sự chênh lệch nhiệt độ làm cho trẻ bị ốm – SAI
- Trong y khoa không hề có từ “sốc nhiệt”, chỉ có ngất xỉu vì nhiệt độ cao mà thôi.
- Tôi có 1 ví dụ đưa ra như sau, tại các trung tâm mua sắm, trung tâm hành chính người ta thường để nhiệt độ thấp hơn so với môi trường bên ngoài vậy thì tất cả mọi người ra vào đều mắc bệnh hết??? Đây là điều vô lý vì sẽ làm giảm khách hàng ở các nơi này.
– Khi sử dụng máy lạnh thường xuyên bạn nên vệ sinh máy định kỳ vì máy lạnh có thể bám bụi bẩn, gây tăng nguy cơ dị ứng với những trẻ có nguy cơ dị ứng cao như trẻ bị hen, chàm, viêm mũi dị ứng.
Như vậy là bài viết trên đây Ths. Bs. Nguyễn Đình Tuấn chuyên ngành nhi khoa của phòng khám đa khoa Pasteur đã giải thích chi tiết đầy đủ 2 vấn đề cho các bạn nắm bắt đó là “Nhiệt độ phòng an toàn cho trẻ em” và “Những hiểu biết sai về điều hóa nhiệt độ” để cho các bậc phụ huynh cha mẹ có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn..
Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn các bệnh lý ở trẻ liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline 02363811868 của phòng khám Pasteur để các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho em bé của bạn nhé
Ths. Bs. Nguyễn Đình Tuấn
Phòng khám đa khoa Pasteur