Mọi nữ giới đều có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
Nhiễm khuẩn âm đạo là gì?
Nhiễm Khuẩn Âm Đạo (Bacterial vaginosis – BV) là tình trạng khi có quá nhiều vi khuẩn nào đó ở trong âm đạo. Điều này làm cho lượng vi khuẩn có trong âm đạo bị mất cân bằng. Loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp nhất ở nữ giới tuổi từ 15 đến 44 tuổi.
Nhiễm khuẩn âm đạo lây truyền như thế nào?
Các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra BV? Lý do nào mà một số nữ giới lại bị BV?
- Nữ giới hiếm khi mắc BV nếu chưa từng quan hệ tình dục.
- Không thể xảy ra khả năng bị lây BV từ bệ bồn cầu, ga giường hoặc bể bơi.
Chúng ta đều biết nhiễm trùng thường xuất hiện ở nữ giới có quan hệ tình dục. Nhiễm khuẩn âm đạo dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn “có lợi” và “có hại” thường thấy ở âm đạo nữ giới. Việc quan hệ với bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình, cũng như thụt rửa âm đạo, có thể tác động đến sự cân bằng của vi khuẩn âm đạo. Điều này khiến cho nữ giới có nguy cơ cao bị BV.
Ngoài ra, chúng ta cũng chưa biết tình dục góp phần gây ra BV như thế nào. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy quan hệ tình dục có khiến cho nữ giới bị BV hay không. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo thì nữ giới có nguy cơ cao bị mắc các bệnh STD khác.
Tôi có thể tránh bị nhiễm khuẩn âm đạo bằng cách nào?
Bác sỹ và các nhà khoa học chưa thể biết hết các con đường lây lan BV. Chưa có giải pháp tốt nhất nào để ngăn ngừa bệnh này.
Tuy nhiên chúng ta có các bước phòng ngừa cơ bản sau đây để giảm nguy cơ bị BV:
- Không quan hệ tình dục
- Hạn chế số bạn tình của bạn
- Không thụt rửa âm đạo
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
1. Chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo như thế nào?
Bác sỹ cần khám âm đạo của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của dịch âm đạo. Họ cũng có thể sẽ xét nghiệm mẫu dịch âm đạo để xác định xem bạn có bị BV không.
2. Làm thế nào để biết được tôi có bị nhiễm khuẩn âm đạo hay không?
Nhiều nữ giới bị BV không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng, bạn có thể nhận thấy:
- Dịch âm đạo có màu xám hoặc trắng đục;
- Đau, ngứa hoặc rát ở âm đạo;
- Âm đạo có mùi tanh, đặc biệt là sau khi quan hệ;
- Rát khi tiểu tiện;
- Ngứa quanh vùng bên ngoài âm đạo.
3. Tôi đang mang thai. BV ảnh hưởng đến con tôi như thế nào?
Phụ nữ mang thai có thể bị BV. Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo có nhiều khả năng sinh non (sớm) hoặc sinh con nhẹ cân hơn so với những phụ nữ mang thai không bị BV.
Việc điều trị là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
4. Có thể chữa khỏi nhiễm khuẩn âm đạo không?
Đôi khi nhiễm khuẩn âm đạo sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng nếu có các triệu chứng BV, bạn cần được kiểm tra và điều trị. Điều quan trọng là bạn phải dùng hết số thuốc được kê toa, ngay cả trong trường hợp các triệu chứng của bạn đã hết. Các bác sỹ có thể điều trị BV bằng thuốc kháng sinh, nhưng BV có thể tái phát ngay cả sau khi điều trị.
Nam giới có quan hệ tình dục với những phụ nữ bị chẩn đoán BV thường không cần được điều trị. Tuy nhiên, BV có thể lây truyền giữa các nữ giới có quan hệ tình dục đồng tính.
5. Chuyện gì xảy ra nếu tôi không được điều trị?
BV có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu bạn có quan hệ tình dục với người nào đó bị nhiễm HIV;
- Tăng nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình nếu bạn có kết quả HIV dương tính;
- Tăng nguy cơ sinh quá non nếu bạn bị BV trong khi đang mang thai;
- Tăng nguy cơ bị mắc các bệnh STD khác như nhiễm khuẩn chlamydia và bệnh lậu. Các vi khuẩn này đôi khi có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID.
Nguồn: https://www.cdc.gov/std/healthcomm/fact_sheets.htm
Xem thêm thông tin các loại bệnh STD và các loại bệnh tiết niệu nam khoa tại đây!