NHIỄM GIUN MÓC Ở TRẺ EM

Việt Nam là một xứ sở nhiệt đới. Là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại ký sinh trung, đặc biệt là giun móc. Mặt khác, với điều kiện vệ sinh, dân cư đông đúc càng làm chúng ta là đối tượng luôn có nguy cơ mắc bệnh. Vậy làm cách nào để nhân biết tình trạng nhiễm giun móc ở trẻ em, phòng ngừa nó ra sao, hãy cùng Pasteur tìm hiểu nhé.

Nhiễm Giun Móc Ở Trẻ Em Ảnh Minh Họa

Giun móc là gì?

  • Giun móc là loài giun nhỏ (kích thước dưới khoảng 1.2 cm) ký sinh ở ruột non. Hai loại giun móc chính lây nhiễm ở người có tên là Ancylostoma duodenale và Necator americanus. Chúng bám vào thành ruột non, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.
  • Lây nhiễm giun móc khi tiếp xúc với đất có ấu trùng giun. Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm do trẻ thường đi chân trần và chơi ở những vùng đất ô nhiễm. Ấu trùng giun có thể lây truyền qua da, niêm mạc hoặc đi vào cơ thể người qua thức ăn, nước uống có nhiễm ấu trùng giun, bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm giun móc ở trẻ em

  • Hầu hết nhiễm giun móc ở trẻ em không có dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm lâu ngày có thể dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, do mất máu từ ống tiêu hóa. Một số triệu chứng khác như tiêu chảy nhẹ và cơn co thắt dạ dày. Có thể xuất hiện ngứa hoặc nổi mẩn đỏ trên da ở bàn chân, nơi mà ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể. Viêm phổi kèm ho, khò khè, sốt ít khi xảy ra khi ấu trùng giun di chuyển qua phổi. Vài tuần sau khi nhiễm giun móc ở trẻ em có thể dẫn tới chán ăn, sụt cân. Nhiễm mạn tính có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.

Nhiễm Giun Móc Ở Trẻ Em Ảnh Minh Họa

Chẩn đoán nhiễm giun móc ở trẻ em như thế nào?

Xét nghiệm máu chẩn đoán

Xét nghiệm máu trong giai đoạn nhiễm sớm cho thấy tăng lượng bạch cầu ưa acid, biểu hiện thiếu máu số lượng máu giảm đáng kể, thiếu máu nhược sắc trong một số trường hợp nhiễm nặng, bệnh kéo dài, giảm protein máu toàn phần.

Soi phân chẩn đoán

Soi phân (Phương pháp xét nghiệm: kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz): có trứng giun móc/giun mỏ trong xét nghiệm phân. Trứng giun móc và trứng giun mỏ tương đối giống nhau: trứng giun móc hình trái xoan, kích thước từ 40 – 60 m, ngoài là lớp vỏ không màu, nhẵn. Trong trứng có nhân, lúc sinh ra trứng đã có phôi bào.

Điều trị nhiễm giun móc ở trẻ em

  • Điều trị đúng cách sẽ cho tỷ lệ khỏi bệnh cao. Cần thăm khám bác sĩ để được đánh giá và chỉ định điều trị phù hợp.
  • Thuốc kháng ký sinh trùng được sử dụng để điều trị nhiễm giun móc ở trẻ em. Các loại thuốc uống thường được kê đơn có thể là Albendazole liều duy nhất hoặc Mebendazol/Pyrantel trong 3 ngày. Sau điều trị 1 đến 2 tuần, trẻ sẽ được xét nghiệm phân để kiểm tra. Điều trị thuốc nên được lặp lại nếu tình trạng nhiễm giun móc ở trẻ vẫn còn. Bổ sung sắt cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng để có hướng điều trị nhiễm giun móc ở trẻ em hiệu quả.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu protein, vitamin trong khoảng 3 tháng.

Dự phòng nhiễm giun móc ở trẻ em

Nhiễm Giun Móc Ở Trẻ Em Ảnh Minh Họa

  • Giúp trẻ tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước các bữa ăn, ăn chín, uống sôi.
  • Không đi chân trần tại những nơi đất ô nhiễm để ngăn ấu trùng giun móc xâm nhập qua da bàn chân.
  • Sổ giun định kỳ 6 tháng 1 lần, đối với trẻ dưới 2 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Hãy đặt ngay câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

#pasteurclinic

#children

#nhiemgiunmoc

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng