Đau dây thần kinh liên sườn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, viêm và căng cơ.
Hệ thống thần kinh lan rộng khắp cơ thể con người và giúp chúng ta nhận thức và phản ứng với thế giới xung quanh. Khi một dây thần kinh hoặc nhiều dây thần kinh gặp trục trặc và gây đau, hiện tượng này được gọi là đau dây thần kinh (neuralgia). Đau dây thần kinh liên sườn là một dạng đau dây thần kinh tập trung xung quanh các dây thần kinh liên sườn phân bố ở lưng, xương sườn và ngực.
Có nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau trong từng trường hợp đau dây thần kinh liên sườn. Nguyên nhân phổ biến là đau cơ ở ngực và lưng, thường ở dạng đau nóng rát hoặc đau co thắt và thường bị theo từng giai đoạn do hoạt động cường độ cao, cười, ho hoặc hắt hơi.
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn
Chúng ta có cơ liên sườn, tĩnh mạch liên sườn, động mạch liên sườn và dây thần kinh liên sườn. Cơ liên sườn được đan xen giữa các xương sườn và chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc hít vào, thở ra và chuyển động của xương sườn.
Cùng với các tĩnh mạch và động mạch, các cơ liên sườn được chi phối bởi các dây thần kinh nối với phần ngực của cột sống.
Trong đó các cơ đóng vai trò hít vào và thở ra dọc theo cơ hoành, 11 dây thần kinh liên sườn phân nhánh ra khỏi mặt lưng và quanh ngực sẽ chịu trách nhiệm mang nhận cảm giác và cảm giác cho các cơ và da xung quanh lồng ngực.
Khi những dây thần kinh này bị đè ép, viêm hoặc bị tổn thương, chúng có thể gây ra rất nhiều cơn đau. Cơn đau dây thần kinh này có thể là nguyên phát, nghĩa là đó là triệu chứng duy nhất được cảm nhận hoặc thứ phát, tức là bệnh, nhiễm trùng ở những cơ quan khác trên cơ thể gây viêm hoặc tổn thương lên dây thần kinh liên sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng của đau dây thần kinh liên sườn có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp. Điều chính cần chú ý khi nghi ngờ đau dây thần kinh liên sườn là vị trí và tính chất của cơn đau.
Hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh liên sườn là đau từng cơn. Một số cảm giác đau nhức hoặc gặm nhấm, cảm thấy đau nhói và co thắt, cảm giác nóng rát dữ dội hoặc chỉ là cảm giác đau và bầm tím ở vùng đó. Một số dấu hiệu phổ biến của đau dây thần kinh liên sườn bao gồm:
- Đau ngực.
- Khó thở nhưng không kèm đau.
- Cơn đau tăng lên khi thở, cười, ho, hắt hơi, vặn người hoặc nâng vật nặng.
- Cơn đau có thể lan khắp vùng bụng.
- Sốt.
- Cảm giác ngứa ran ở xương sườn, ngực và lưng trên.
- Đau giữa vai và thắt lưng.
- Cơn đau quanh ngực và lưng.
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn:
- Nhiễm virus
- Chèn ép dây thần kinh
- Viêm dây thần kinh
- Đau sau phẫu thuật
- Căng cơ
- Khối u chèn ép thần kinh
Giả sử nguyên nhân gây ra cơn đau liên sườn vẫn chưa rõ ràng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn vô căn và kê thuốc giảm đau. Tình trạng vô căn là tình trạng không có nguyên nhân rõ ràng hoặc được xác định.
Một số cách để giảm khả năng bị đau dây thần kinh liên sườn:
- Tiêm phòng ngừa bệnh zona. Đây là loại virus liên quan nhiều nhất đến chứng đau dây thần kinh liên sườn.
- Mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc giảm tần suất luyện tập thể thao tiếp xúc cho đến khi cơn đau giảm bớt hoàn toàn.
- Tránh đua xe hoặc tăng tốc (để tránh phanh quá mạnh, quá thường xuyên).
- Đến gặp bác sĩ nếu cơn đau trở nên tệ đi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau dây thần kinh liên sườn có thể báo động cho một điều gì đó khá tệ. Đau ngực và xương sườn có thể không nhất thiết liên quan đến dây thần kinh liên sườn và có thể là dấu hiệu của một tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn cần đến phòng cấp cứu nếu:
- Ngực của bạn căng và đau. Bạn có tình trạng đau bụng dữ dội
- Ho ra đàm màu xanh
- Cơn đau lan ra qua hàm, vai, lưng và cánh tay.
- Cảm thấy cơn đau đột ngột kèm với cơn đau ngực.
- Cảm thấy xương sườn di động
Tham khảo: Pain Management & Injury Relief
Khi có các dấu hiệu bất thường về cơ xương khớp, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.