NẤC CỤT Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ ?
Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Do sự co thắt bất ngờ không thể tự chủ của cơ hoành – một cơ lớn nằm ngang dưới đáy của khung xương sườn, di chuyển lên xuống khi hít thở – các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp lại nhiều lần, có thể làm bố mẹ hết sức lo lắng.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường xảy ra với tần số từ 4-60 lần/phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi. Đây là phản xạ bình thường ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi khi dạ dày trẻ bị căng, phản xạ này thường hết khi trẻ lớn hơn. Trẻ sơ sinh thường không bị ảnh hưởng nhiều khi nấc cụt. Nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, hiếm khi nấc cụt gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
NGUYÊN NHÂN CỦA NẤC CỤT Ở TRẺ SƠ SINH
Trẻ không được giữ ấm đúng cách, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
Trào ngược thực quản dạ dày: do dịch tiêu hóa ở tiêu hóa dạ dày trào ngược lên thực quản, là nguyên nhân thường gặp gây nấc ở trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
Khi trẻ bú quá no, hoặc bố mẹ cho trẻ bú không đúng cách (kể cả bú bình) làm trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày, làm dạ dày trẻ bị căng đến ngưỡng, nó sẽ kích thích cơ hoành co thắt gây nấc.
Do trẻ bú mẹ quá nhanh, hoặc cho bú khi trẻ vừa khóc xong
Dị ứng: có thể do dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí là sữa mẹ, sẽ gây ảnh hưởng đến thực quản cũng có thể gây nấc cho trẻ. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ có thể bị dị ứng với các thực phẩm do mẹ ăn.
NHỮNG BIỆN PHÁP CÓ THỂ NGĂN NGỪA NẤC CỤT Ở TRẺ SƠ SINH
Cần giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, không để trẻ bị lạnh, khép bớt các cửa sổ tránh để gió thổi trực tiếp vào người trẻ.
Mẹ thử cho trẻ bú ít hơn nhưng chia thành nhiều bữa.
Nếu cho trẻ bú bình, nên cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và lưu ý cho trẻ ngậm quầng vú chớ không phải ngậm đầu ti.
Sau khi cho trẻ bú, không nên đùa giỡn với trẻ, vì khi bú no không những làm trẻ nấc cụt mà còn nôn ọe sữa ra ngoài.
Sau khi cho trẻ bú no, nên bế trẻ ở tư thế cao đầu trong khoảng 10 phút.
Thử xoa lưng nhẹ nhàng cho trẻ giúp bé thư giãn, có thể giúp làm giảm các cơn co thắt cơ hoành gây nấc cụt
Khi trẻ bị nấc cụt, bạn hãy thử cho bé ngậm vú giả, điều này có thể có hiệu quả giúp thư giãn cơ hoành làm giảm nấc cụt.
Khi trẻ khóc có thể làm giảm kích thích lên cơ hoành.
KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM BÁC SĨ
Nấc được coi là tình trạng bình thường đối với các trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nấc liên tục, kéo dài hơn 48h, đặc biệt nếu trẻ có cảm giác khó chịu hoặc kích động khi nấc cụt, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa, vì khi đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác.
#pasteurclinic
#children
#naccut
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng