MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn so với bình thường. Tuyến mồ hôi có vai trò giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ, tuy nhiên ở người bị đổ mồ hôi quá mức thì mồ hôi tăng tiết khi ít vận động hoặc đang nghỉ ngơi. Thường gặp ở những vì trí như nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt, da đầu, bẹn.

Một số người bị đổ mồ hôi quá mức ngay cả khi nghỉ ngơi hay làm việc ít, tay chân luôn ẩm ướt, có khi nhỏ thành giọt gây bất tiện trong giao tiếp và làm việc (ướt tất cả vật dụng mà người bệnh cầm).

Biểu hiện của bệnh tăng tiết mồ hôi

Tuyến mồ hôi được chia thành tuyến mồ hôi nước và tuyến mồ hôi dầu:

  • Tuyến mồ hôi nước có số lượng khoảng ba triệu, phân bố rải rác khắp có thể, được điều hòa bởi thần kinh giao cảm và có vai trò chính trong tăng tiết mồ hôi
  • Số lượng tuyến mồ hôi dầu ít hơn, lớn hơn và sâu hơn, tập trung ở vùng nách và niệu dục. Tuyến mồ hôi dầu được điều hòa bởi hormone và có vai trò tạo mùi cho cơ thể

Tăng tiết mồ hôi có thể gặp toàn thân gặp khu trú tại một số vị trí:

  • Tăng tiết mồ hôi toàn thân thường do nguyên nhân nội tiết như: cường giáp, đái tháo đường, mãn kinh, hạ đường huyết, u tủy thượng thận…
  • Một số thuốc trong điều trị bệnh tim mạch, suy hô hấp, ung thư, Parkinson, thuốc chống nôn…có thể gây tăng tiết mồ hôi toàn thân
  • Tăng tiết mồ hôi khu trú thường liên quan đến bệnh lý cột sống, đột quỵ, hội chứng Frey, chấn thương…
    Bệnh Tăng Tiết Mồ Hôi
    Biểu hiện của bệnh tăng tiết mồ hôi

Ảnh hưởng của bệnh tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh:

  • Tăng tiết mồ hôi nách thường tạo mùi khó chịu, áo đổi màu thành màu nâu hoặc màu vàng
  • Bàn tay ẩm và lạnh tại cảm giác kém tự tin cho người bệnh: bắt tay trong giao tiếp, khó khăn trong khi lái xe, cầm bút…
  • Bàn chân có mùi hôi, nguy cơ cao nhiễm nấm…
  • Đổ mồ vùng mặt, da đầu nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh

Điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi như sử dụng thuốc uống, thuốc thoa, điện chuyển ion, laser, tiêm Botulinum toxin, phẫu thuật…Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn phương pháp phù hợp.

  • Chất chống tiết mồ hôi (Antiperspirants): Đây là những loại thuốc điều trị đơn giản và được khuyến cáo dùng đầu tiên, được sử dụng cho những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nhẹ hay vừa. Các loại có thể có trên thị trường: Drysol, ArmsUp, Odaban, Mitchum Clear Gel Sport
  • Thuốc: Thuốc chủ yếu được sử dụng là loại chống giao cảm (anticholinergic), có hay không có thuốc an thần. Chúng thường được dùng trong tăng tiết mồ hôi chung (thân, bẹn, đùi, đầu,…). Thuốc thường dùng là Propantheline bromua, Propranolol SR,…
  • Chuyển ion (Drionics machine): Đây là phương pháp được áp dụng khi việc sử dụng thuốc không hiệu quả. Phương thức điều trị là áp dòng điện cường độ thấp vào tay hay chân bệnh nhân trong dung dịch điện giải, vài lần trong tuần. Kết quả bất thường và nhiều bệnh nhân cho là tốn thời gian và tốn kém. Khó thực hiện ở bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nách và mặt. Hiện nay, phương pháp này chưa thực hiện ở Việt Nam.
  • Chích Botulinum: Botulinum là chất được sản xuất từ vi khuẩn Clostridium Botulinum, có tác động lên chất dẫn truyền thần kinh (acetylcholine) tại điểm tiếp hợp. Thuốc được dùng để điều trị tăng tiết mồ hôi do tác dụng làm liệt dây giao cảm tiết mồ hôi, bằng cách chích vào nách hay bàn tay. Tác dụng có tính tạm thời và phải tiêm hơn hai lần trong một năm nên chi phí điều trị thường cao.

Tham khảo: Wikipedia

Để được thăm khám khi có các biểu hiện về da liễu tại khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868