Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0-12 tuổi đầy đủ mới nhất

Bài viết sau đây Pasteur xin gửi đến các bậc phụ huynh “Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0-12 tuổi” mới nhất được cập nhật đầy đủ và chi tiết để các bạn nắm rõ và đi tiêm chuẩn cho con em mình đầy đủ nhé.. Bao gồm các loại vắc-xin trong danh sách Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và các loại vắc-xin được tiêm dịch vụ tại các trung tâm tiêm chủng.

1/ Vắc xin là gì

Vắc-xin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên sẽ tiêu diệt rồi ghi nhớ chúng. Người được chủng ngừa sẽ tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật thụ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ

2/ Tiêm chủng mở rộng gồm vắc-xin phòng các bệnh gì?

Những bệnh truyền nhiễm và vắc xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.

Trong số 10 vắc xin trên, 2 vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu sau sinh.

Vài năm gần đây, xuất hiện tình trạng cha mẹ tự ý bỏ tiêm vaccine cho con mà không lường hậu quả bệnh tật về sau. Việc tiêm chủng bắt buộc đã được quy định lại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhằm tăng cường miễn dịch cho đối tượng được tiêm và bảo vệ cho cả cộng đồng.

Xem thêm bài viết : Bỏ qua tiêm chủng cho con hậu quả khôn lường

3/ Đối tượng không được tiêm vắc xin

Với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:

– Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.

– Nghe tim bất thường

– Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích, bú kém,…)

– Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.

– Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.

– Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.

– Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.

– Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.

– Nhịp thở nghe phổi bất thường.

– Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.

4/ Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 12 tuổi

Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Em Từ 0-12 Tuổi Đầy Đủ Mới Nhất Ảnh Minh Họa

+ Sơ sinh

– Vắc xin lao mũi 1.

– Vắc xin viêm gan B mũi 1.

+ Từ 1 tháng tuổi

– Vắc xin viêm gan B mũi 2.

+ 6 tuần tuổi

– Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1.

Lưu ý: Với lịch 3 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi và nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 tiêm ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cơ bản cuối cùng. Lịch 3 mũi chỉ áp vào những quốc gia đưa vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Với lịch 4 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi, nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau 1 tháng và nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.

– Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.

+ Từ 2 tháng tuổi

– Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).

– Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 1.

– Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.

+ Từ 3 tháng tuổi

– Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 2.

– Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.

– Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.

+ Từ 4 tháng tuổi

– Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).

– Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).

– Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.

Lưu ý: Chỉ thực hiện với loại vắc xin do Mỹ sản xuất và nên hoàn thành việc cho trẻ uống đủ liều vắc xin trước 6 tháng tuổi. Khuyến cáo, vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus càng sớm càng tốt, nên hoàn thành trước 7,5 tháng và nên uống vắc xin Rotavirus của Việt Nam là tốt nhất.

+ Từ 6 tháng tuổi

– Vắc xin cúm mũi 1.

Lưu ý: Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.

+ Từ 9 tháng tuổi trở lên

– Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi 1.

Lưu ý: Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3-5 năm.

Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.

Có thể tiêm vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella hay Sởi – Rubella.

Xem thêm : Thông tin chi tiết về vắc xin MMR

+ Từ 12 tháng tuổi trở lên

– Vắc xin thủy đậu mũi 1.

Lưu ý: Trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.

– Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).

– Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc lại.

– Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.

– Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).

– Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).

+ Từ 24 tháng tuổi

– Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1 (Tiêm nhắc lại một liều sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm).

– Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định dịch tễ).

– Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại một lần).

– Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.

Từ 9 tuổi (Nữ)

– Vắc xin ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà hậu môn, sinh dục do virus HPV mũi 1.

– Vắc xin ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà hậu môn, sinh dục do virus HPV mũi 2 (Tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tháng).

– Vắc xin ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà hậu môn, sinh dục do virus HPV mũi 3 (Tiêm sau mũi 2 từ 4-5 tháng).

Các lưu ý sau tiêm vắc-xin cho trẻ

– Sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại. Trẻ sốt dưới 38 độ C, mẹ nên mặc thoáng, lau người cho con bằng nước ấm. Nếu trẻ sốt từ 38-39 độ C, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con, còn trẻ sốt trên 39 độ C, bố mẹ nên đưa đi viện ngay vì bất kỳ lý do gì.

– Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ.

– Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Xem bài : Cách hạ sốt cho trẻ em cha mẹ cần lưu ý

Nguồn tham khảo : https://infonet.vn/