LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG: TRIỆU CHỨNG, YẾU TỐ NGUY CƠ, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÀ GÌ?

Lạc nội mạc tử cung là một rối loạn gây cảm giác đau đớn cho phụ nữ khi mắc phải. Ở bệnh lý này, tồn tại các mô giống với nội mạc tử cung và chúng phát triển bên ngoài tử cung (ở người bình thường chỉ có ở tử cung). Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, lớp niêm mạc vùng chậu. Hiếm khi, lạc nội mạc tử cung xuất hiện ở các cơ quan khác ngoài vùng chậu
Các mô lạc chỗ này sẽ hoạt động giống như mô nội mạc tại tử cung, tức là chúng sẽ dày lên, bong ra và chảy máu giống như chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do mô lạc chỗ không nằm ở tử cung, nên khi chảy máu chúng sẽ có thể thoát ra ngoài giống như máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Khi lạc nội mạc tử cung tồn tại ở buồng trứng, sẽ tạo thành các nang gọi là u nội mạc tử cung. Các mô xung quanh có thể bị kích ứng, cuối cùng tạo thành các mô sẹo và xơ dính – các mô xơ này có thể làm các cơ quan tại vùng chậu kết dính vào nhau
Lạc nội mạc tử cung có thể gây cảm giác đau, thậm chí là đau dữ dội, đặc biệt là vào thời gian hành kinh.

Lạc Nội Mạc Tử Cung Triệu Chứng, Yếu Tố Nguy Cơ, Chẩn Đoán Và Điều Trị
LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG TRIỆU CHỨNG, YẾU TỐ NGUY CƠ, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Các triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung

  • Đau bụng kinh
  • Đau khi giao hợp: đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục là một triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung
  • Đau khi đại tiện và tiểu tiện: thường xảy ra hơn trong thời gian hành kinh
  • Ra máu lượng nhiều: đôi khi bạn nhận thấy lượng máu ra khi hành kinh nhiều hơn hoặc ra máu giữa các chu kỳ kinh
  • Vô sinh: đôi khi, lạc nội mạc tử cung là chẩn đoán đầu tiên cho những bệnh nhân đang tìm nguyên nhân để điều trị vô sinh
  • Một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn, đặc biệt nặng hơn trong thời gian hành kinh

Lạc nội mạc tử cung có thể dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý vùng chậu như: viêm vùng chậu hoặc u nang buồng trứng, hoặc hội chứng ruột kích thích

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung

  • Không sinh con
  • Có kinh nguyệt sớm hơn bình thường
  • Mãn kinh trễ hơn
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 27 ngày
  • Ra máu khi hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Nồng độ estrogen trong cơ thể cao hơn bình thường
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp
  • Có người thân trong gia đình bị lạc nội mạc tử cung
  • Bất thường ở đường sinh sản

Lạc nội mạc tử cung thường biểu hiện triệu chứng sau vài năm bắt đầu có kinh nguyệt. Các triệu chứng này có thể có thể cải thiện tạm thời khi bệnh nhân mang thai hoặc biến mất khi đến độ tuổi mãn kinh hoàn toàn, trừ trường hợp đang sử dụng liệu pháp hormone có estrogen
Biến chứng của lạc nội mạc tử cung

  • Vô sinh: biến chứng chính của lạc nội mạc tử cung là làm suy giảm khả năng sinh sản. Khoảng 30-50% phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung khó có thai. Để quá trình thụ thai xảy ra, trứng phải được giải phóng, đi vào ống dẫn trứng, được thụ tinh sau khi gặp tinh trùng và bắt đầu bám vào thành tử cung để sinh trưởng và phát triển.
  • Lạc nội mạc tử cung có thể làm tắt nghẽn ống dẫn trứng hoặc trong một số trường hợp có thể làm tổn thương trứng và tinh trùng. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp bị lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ và trung bình vẫn có thể mang thai đủ tháng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị bệnh nhân mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung không nên trì hoãn việc mang thai, vì theo thời gian tình trạng bệnh có thể nặng hơn và khó có thai hơn.
  • Ung thư: ung thư buồng trứng có tỷ lệ cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Bên cạnh đó một số loại ung thư khác hiếm gặp hơn như ung thư biểu mô tuyến liên quan đến lạc nội mạc tử cung có thể hình thành và phát triển ở những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung

Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh lý lạc nội mạc tử cung và phân biệt với một số bệnh lý khác liên quan đến vùng chậu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thật chính xác các thông tin về triệu chứng, vị trí cơn đau, và thời gian xảy ra, các tiền sử bệnh lý trước đó. Sau đó tiến hành khám lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm

  • Thăm khám vùng chậu
  • Siêu âm: có thể kết hợp giữa siêu âm bụng và siêu âm qua đầu dò âm đạo
  • MRI
  • Nội soi ổ bụng

Điều trị

  • Điều trị lạc nội mạc tử cung thường bao gồm điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị tốt nhất phù hợp với bạn dựa vào mức độ nặng của các triệu chứng và nhu cầu mang thai của bệnh nhân
  • Các phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được ưu tiên đề nghị cho bệnh nhân trước. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị phẫu thuật. Khi cảm thấy các triệu chứng như trên cần đến phòng khám để tầm soát ung thư và trao đổi thêm với bác sĩ về cách quản lý tình trạng của bạn và cách ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
Tham khảo: https://www.mayoclinic.org
#pasteur
#lacnoimactucung