KHÁNG SINH CHO TRẺ – 10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Con tôi bị cảm nặng, tại sao bác sĩ lại không kê kháng sinh?

  • Nguyên nhân của cảm lạnh là do virus. Kháng sinh được sử dụng cho những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhìn chung, hầu hết các triệu chứng thường gặp do cảm lạnh như sổ mũi, ho, nghẹt mũi thường nhẹ và trẻ sẽ khỏe hơn mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào
  • Nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi đi nhà trẻ, có thể bị cảm lạnh 6 – 8 lần/năm

Kháng Sinh Cho Trẻ - 10 Câu Hỏi Thường Gặp Ảnh Minh Họa

2. Một số trường hợp cảm lạnh có thể dẫn tới nhiễm vi khuẩn không? Tại sao phải chờ đợi, mà không dùng kháng sinh ngay từ đầu?

  • Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng do vi khuẩn không theo sau nhiễm virus. Thay vào đó, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm virus có thể dẫn tới nhiễm trùng do các vi khuẩn kháng thuốc gây ra. Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy và nhiều tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
  • Nếu trẻ mắc một số bệnh lý và đang được điều trị kháng sinh, nhưng có một số triệu chứng như đi phân nước, tiêu chảy kèm máu hoặc các tác dụng phụ khác, hãy ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị

3. Có phải chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh lá là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn?

  • Khi chảy nước mũi có màu vàng hoặc xanh không có nghĩa là cần phải điều trị kháng sinh. Khi cảm lạnh thông thường. Dịch mũi đặc, chuyển từ trong sang vàng hoặc xanh là điều bình thường. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong 10 ngày
  • Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và xoang. Virus hoặc dị ứng có thể gây ra tình trạng này, tuy nhiên một số trường hợp có thể do vi khuẩn gây ra
  • Có một số dấu hiệu cho thấy vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng của đường hô hấp như trẻ bị cảm lạnh thông thường, kèm ho và có đờm xanh kéo dài trên 10 ngày hoặc dịch mũi đặc màu vàng hoặc xanh kèm theo sốt cao trên 39oC kéo dài ít nhất 3 hoặc 4 ngày. Những dấu hiệu này có thể là viêm xoang do vi khuẩn
  • Nếu trẻ bị viêm xoang cho vi khuẩn, thuốc kháng sinh có thể cần thiết. Trước khi kê đơn, trẻ cần được khám bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác

4. Thuốc kháng sinh có phải được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm tai không?

  • Nhiều trường hợp viêm tai gây ra bởi virus không cần dùng kháng sinh. Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm tai do virus, bác sĩ sẽ tư vấn những cách tốt nhất để giảm đau tai cho trẻ, chờ đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Ít nhất hơn một nửa số trường hợp viêm tai bình phục mà không cần dùng thuốc kháng sinh
  • Đau tai là triệu chứng xảy ra đầu tiên và khó chịu nhất trong viêm tai, do đó bác sĩ sẽ kê một số thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau, cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian và cân nặng của trẻ. Những triệu chứng này có thể cải thiện sau 1 đến 2 ngày đầu
  • Các loại thuốc không kê đơn như decongestants (thuốc giảm nghẹt mũi) và kháng histamin không giúp cải thiện triệu chứng trong viêm tai, đồng thời không được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ. Thuốc nhỏ tai có thể giúp giảm đau, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Bác sĩ có thể kê kháng sinh nếu trẻ nếu trẻ sốt ngày càng tăng, đau tai nặng hơn, có dấu hiệu nhiễm trùng ở hai màng nhĩ

5. Có phải kháng sinh được sử dụng để điều trị trong tất cả các trường hợp viêm họng?

  • KHÔNG. Hơn 80% các trường hợp được gây ra do virus. Nếu trẻ bị viêm họng, chảy nước mũi, ho khan. Có khả năng là do virus, không cần phải xét nghiệm liên cầu khuẩn
  • Kháng sinh chỉ nên được sử dụng để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hiếm khi mắc viêm họng do liên cầu, nhưng trẻ có khả năng bị lây nhiễm nếu người chăm sóc trẻ hoặc trong gia đình có người mắc bệnh. Mặc dù, liên cầu lây nhiễm chủ yếu qua ho và hắt hơi, tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị nhiễm nếu chạm vào đồ chơi của trẻ bị nhiễm liên cầu chơi cùng
  • Nếu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm liên cầu, bác sĩ sẽ cho trẻ xét nghiệm liên cầu. Nếu dương tính, bác sĩ sẽ kê kháng sinh

Kháng Sinh Cho Trẻ - 10 Câu Hỏi Thường Gặp Ảnh Minh Họa

6. Thuốc kháng sinh có gây tác dụng phụ nào không?

  • Tác dụng phụ của kháng sinh có thể gồm phát ban, phản ứng dị ứng, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày… Nếu trẻ đã bị dị ứng với một loại kháng sinh trước đó, phải báo ngay với các bác sĩ điều trị
  • Tuy nhiên, không phải tất cả các loại phát ban đều là phản ứng dị ứng. Cần thông báo với bác sĩ điều trị để xác định nguyên nhân có phải là do dị ứng kháng sinh hay không

7. Bao lâu thuốc kháng sinh mới có tác dụng?

  • Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ cải thiện triệu chứng trong 48 – 72 giờ sau khi sử dụng kháng sinh. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trầm trọng hơn hãy báo ngay với bác sĩ. Mặc dù, các triệu chứng đã giảm nhưng phải sử dụng đủ liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu ngưng thuốc đột ngột, các triệu chứng có thể trở lại và tăng nguy cơ kháng thuốc ở trẻ

8. Thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc không?

  • Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc. Các loại vi khuẩn kháng thuốc có thể lây nhiễm sang người khác
  • Điều quan trọng cần nhớ là mỗi loại kháng sinh sẽ điều trị đặc hiệu cho một trường hợp nhiễm khuẩn nhất định. Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị mà không theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc sử dụng một loại kháng sinh để điều trị nhiều bệnh cho trẻ

9. Thuốc kháng virus là gì?

  • Thuốc kháng virus có thể được bác sĩ kê cho trẻ nếu con bạn có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn nếu nhiễm cúm. Hầu hết các loại virus gây triệu chứng ho và cảm lạnh, không có thuốc kháng virus đặc hiệu hoặc không được khuyến nghị

10. Làm thế nào để sử dụng kháng sinh một cách an toàn?

  • Sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đúng liều lượng, thời gian, không tự ý ngưng thuốc khi đang điều trị
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh của con bạn cho người khác
  • Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà
  • Không sử dụng một thuốc kháng sinh để điều trị nhiều bệnh

Kháng Sinh Cho Trẻ - 10 Câu Hỏi Thường Gặp Ảnh Minh Họa

Tham khảo: healthychildren.org

#pasteurcliic

#children

#khangsinh

Hãy đặt ngay câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng