Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch bên trong bìu bị giãn ra. Những tĩnh mạch này có tên gọi là đám rối tĩnh mạch hình dây leo. Hiện nay trong 100 người đàn ông, có tới 10 – 15 người mắc bệnh này. Về cơ bản, những tĩnh mạch thừng tinh bị giãn cũng giống với những tĩnh mạch bị giãn ra ở chân của bạn.
Bình thường cơ thể chúng ta như thế nào?
Cơ quan sinh sản nam tạo, lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Tinh trùng và hormone testosterone được ra trong tinh hoàn. Sau đó, những tinh trùng trưởng thành di chuyển qua mào tinh bên trên mỗi tinh hoàn.
Tinh trùng đến tuyến tiền liệt qua ống dẫn tinh. Khi xuất tinh, phần dịch của tinh dịch sẽ trộn với tinh trùng ở trong tuyến tiền liệt để tạo thành tinh dịch hoàn chỉnh. Tinh dịch sẽ đi qua niệu đạo và xuất ra ngoài.
Thừng tinh chứa ống dẫn tinh và động mạch tinh hoàn (cung cấp máu cho tinh hoàn), đám rối tĩnh mạch hình dây leo (đưa máu từ tinh hoàn trở về tim). Để tối ưu chức năng sinh tinh, phát triển và hoạt hóa chức năng tinh trùng. Tinh hoàn cần một nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể, thường là khoảng 5 độ. Nhờ đám rối tĩnh mạch hình dưa leo hoạt động như một thiết bị trao đổi nhiệt, làm mát máu ở trong động mạch tinh hoàn trước khi chảy vào tinh hoàn. Khi các tĩnh mạch này bị giãn to ra trở thành giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tinh hoàn sẽ bị quá nhiệt làm cho sự sinh tinh và chất lượng của tinh trùng giảm xuống. Kéo theo nguy cơ suy yếu chức năng sinh sản.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch đám rối hình dây leo bên trong bìu bị giãn to ra. Những tĩnh mạch này giống như các búi tĩnh mạch bị giãn ở chân. Các giãn tĩnh mạch thừng tinh thường hình thành ở tuổi dậy thì. Chúng có thể phát triển giãn to lên nhiều lần và thường phổ biến hơn ở bên trái của bìu. Do giải phẫu 2 bên cơ thể của người đàn ông không giống nhau hoàn toàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xuất hiện cùng lúc ở 2 bên, nhưng hiếm, chỉ khoảng 10 – 15% số người bị bệnh.
Phần lớn các giãn tĩnh mạch thừng tinh không gây vấn đề gì. Nó ít khi gây đau, gây khó có con hay khiến 1 tinh hoàn bị phát triển chậm hay teo lại.
Triệu chứng
Phần lớn những người có giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng gì. Nhưng nó hay được quan tâm vì nhiều lý do. Một số trường hợp có thể gây vô sinh, chậm phát triển tinh hoàn bên trái trong tuổi dậy thì. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân của 40% trường hợp vô sinh nguyên phát, 80% vô sinh thứ phát.
Nguyên nhân
Co nhiều nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra.
- Do các lá van trong tĩnh mạch bị suy giảm chức năng hoặc không có. Hoặc nếu dòng máu chảy quá trì trệ, máu cũng có thể đọng lại trong các tĩnh mạch. Bên cạnh đó, có các tĩnh mạch lớn hơn đi từ tinh hoàn lên tim nối giữa 2 bên cơ thể. Do đó cần một áp lực lớn hơn ở bên trái để đưa máu về tim. Nếu máu bị chảy ngược lại trong tĩnh mạch, nó có thể khiến các mạch máu bị căng ra.
- Do các hạch bạch huyết bị sưng hoặc các khối u phía trên ổ bụng có thể làm tắc dòng máu. Điều này có thể dẫn tới căng giãn đột ngột các tĩnh mạch bìu, và nó thường gây đau.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có phổ biến hay không?
15% đàn ông có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Rất khó để dự đoán rằng ai trong số 15% này có những vấn đề về vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nhưng khoảng 40% những người có vấn đề về vô sinh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và giảm vận động tinh trùng. Bệnh không có mối liên quan với những khiếm khuyết khác, chủng tộc, nơi sinh hay sắc tộc.
Mặc dù giãn tĩnh mạch thừng tinh hay xuất hiện ở những người bị vô sinh. Nhưng 8 trong 10 người đàn ông bị giãn tĩnh mạch thừng tinh không có vấn đề gì về vô sinh cả.
Chẩn đoán
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được phát hiện thông qua khám bởi bác sĩ hoặc tự khám ở nhà. Nó được mô tả như là một “túi giun” khi nhìn và sờ.
Bác sĩ tiết niệu thường khám khi bệnh nhân đứng. Bạn có thể được yêu cầu hít sâu, nín thở trong khi bác sĩ sẽ khám vùng bìu ở trên tinh hoàn. Kỹ thuật này được gọi là nghiệm pháp Valsalva, giúp phát hiện các tĩnh mạch bị giãn ra. Bác sĩ cũng có thể đề nghị siêu âm bìu để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh. Tĩnh mạch thừng tinh bị giãn trên siêu âm sẽ rộng hơn 3mm với dòng máu chảy sai hướng khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva. Siêu âm cũng giúp đánh giá kích thước của tinh hoàn. Các chỉ số này rất hữu ích để quyết định điều trị những bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên như thế nào. Tuy nhiên, siêu âm lại không cần thiết nếu bác sĩ không phát hiện vấn đề gì khi khám.
Điều trị
Thông thường, giãn tĩnh mạch thừng tinh không cần điều trị. Vấn đề điều trị chỉ được đặt ra ở những nam giới có:
Không có thuốc nào có thể dùng để ngăn ngừa hay chữa trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nhưng thuốc giảm đau (như paracetamol hay ibuprofen) có thể được sử dụng để giảm đau nếu cần.
Khi cần thiết, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Ngoài ra, gây tắc các tĩnh mạch thừng tinh bị giãn là lựa chọn điều trị mà không phải phẫu thuật.
Phẫu thuật
Có nhiều cách thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tất cả các kỹ thuật đều nhằm làm tắc dòng máu trong đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
Phẫu thuật được thực hiện dưới sự gây mê toàn thân. Có 2 cách tiếp cận được sử dụng phổ biến nhất:
Vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch thừng tinh: Với kỹ thuật này, phẫu thuật viên mở một đường dài khoảng 1 cm trên bìu. Dưới kính hiển vi, phẫu thuật viên thắt tất cả các tĩnh mạch nhỏ và tách riêng ống dẫn tinh, động mạch tinh hoàn và dẫn lưu bạch huyết ra. Phẫu thuật kéo dài 2 – 3 giờ và bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày.
Thắt giãn tĩnh mạch thừng tinh nội soi: Với kỹ thuật này, phẫu thuật viên đưa các ống nhỏ vào trong ổ bụng và thực hiện thắt các tĩnh mạch. Bởi vì có ít các tĩnh mạch cần phải thắt trong ổ bụng hơn nên phẫu thuật diễn ra trong thời gian ngắn hơn, khoảng 30 – 40 phút. Bệnh nhân cũng có thể ra về trong ngày.
Kết quả
Thời gian bị đau và lành vết thương khi phẫu thuật bằng 2 phương pháp trên là giống nhau. Các tai biến, biến chứng sau phẫu thuật rất hiếm. Có một số vấn đề có thể như sau:
Một tỷ lệ nhỏ số trường hợp phẫu thuật không thể điều trị thành công. Ngoài ra, rất hiếm gặp trường hợp động mạch tinh hoàn bị tổn thương dẫn tới phải cắt bỏ một tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn còn sau phẫu thuật hoặc xuất hiện trở lại chiếm tỷ lệ ít hơn 10% số bệnh nhân được điều trị. Đáng chú ý rằng vi phẫu có tỷ lệ bệnh nhân còn giãn tĩnh mạch thừng tinh sau phẫu thuật hoặc tái phát thấp nhất.
Phần lớn bệnh nhân có thể hoạt động bình thường trở lại sau 1 tuần phẫu thuật.
Gây tắc mạch qua da
Gây tắc mạch qua được thực hiện bởi bác sĩ hình ảnh can thiệp. Người ta sẽ tiêm thuốc cản quang dưới hướng dẫn của x quang để xem được nguồn gốc của các tĩnh mạch thừng tinh bị giãn. Mục tiêu của phương pháp này là tìm ra tất cả các tĩnh mạch cung cấp máu cho các tĩnh mạch thừng tinh bị giãn. Các coil kèm theo thuốc làm xơ hóa hoặc không, được dùng để bít dòng máu tới các giãn tĩnh mạch thừng tinh và làm chúng bị xơ hóa. Phẫu thuật có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc an thần nhẹ toàn thân thông qua một đường vào rất nhỏ ở cổ hoặc đùi. Phương pháp này thường kéo dài khoảng 45 phút cho tới 1 giờ. Một số vấn đề có thể gặp đối như sau:
Sau điều trị
Sau phẫu thuật, vết thương lành rất nhanh và chỉ gây đau nhẹ. Bạn cần tránh vận động từ 10 – 14 ngày. Thường thì bạn có thể trở lại làm việc bình thường sau 5 – 7 ngày. Bạn cũng cần tái khám sau đó. Với những phẫu thuật nhằm mục đích cải thiện vấn đề sinh sản, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm tinh dịch đồ sau 3 – 4 tháng.
Sau can thiệp gây tắc các giãn tĩnh mạch thừng tinh. Thời gian lành vết thương cũng tương tự, và cũng chỉ gây đau nhẹ. Bạn cũng cần tránh vận động sau đó 7 – 10 ngày. Bạn có thể trở lại làm việc sớm hơn, sau 1 – 2 ngày. Tỷ lệ tái phát của phương pháp này cũng tương tự so với phẫu thuật. Nhưng có nhiều trường hợp, gây tắc các giãn tĩnh mạch được ưu tiên hơn so với phẫu thuật.
Ảnh hưởng của điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh lên chức năng sinh sản còn chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy chức năng sinh sản cải thiện sau điều trị trong khi một số thì không. Chất lượng tinh dịch cải thiện ở 6 trong 10 người đàn ông bị vô sinh sau điều trị. Người ta cũng cho rằng việc điều trị cũng cần đi kèm với các lựa chọn điều trị vô sinh khác.
Ở các trẻ tuổi thiếu niên, khi mà lý do chính để điều trị phẫu thuật là chậm phát triển tinh hoàn. Sự phát triển tinh hoàn bên bị bệnh có thể đuổi kịp bên còn lại và cũng có thể không.
Câu hỏi thường gặp
1. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi lựa chọn không điều trị?
Phần lớn những người mắc bệnh sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một trong 5 người đàn ông mắc bệnh sẽ khó có con. Tinh dịch đồ được khuyến cáo cao ở những bệnh nhân 16 tuổi trở lên để quyết định liệu rằng có cần điều trị hay không. Nếu tinh dịch đồ bình thường thì người ta khuyến cáo thực hiện tinh dịch đồ lại mỗi 2 – 3 năm bởi vì cùng với thời gian, chất lượng tinh trùng có thể bị giảm xuống. Vấn đề vô sinh có thể xảy ra trong những năm sau này. Thậm chí cả những trường hợp ban đầu không có vấn đề này.
2. Con trai tôi đang ở tuổi thiếu niên được chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh này có thể chữa được không?
Điều trị cho trẻ thiếu niên phụ thuộc vào từng trường hợp. Tốt nhất là nên trao đổi về vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị với bác sĩ tiết niệu hoặc bác sĩ nhi tiết niệu. Việc điều trị ở trẻ thiếu niên có thể là lựa chọn tốt nếu nếu trẻ bị đau, hoặc tinh hoàn bên bị bệnh nhỏ hơn đáng kể so với bên còn lại. Hoặc trẻ có một kết quả tinh dịch đồ bất thường khi trẻ 16 tuổi. Một số lựa chọn điều trị để không phải lo lắng về vấn đề sinh sản trong tương lai. Ở những trẻ lớn hơn, tinh dịch đồ có thể cần thiết để đánh giá liệu rằng có điều trị có lợi hay không.
3. Tôi không có triệu chứng gì, nhưng tôi mong có con. Liệu tôi có cần điều trị gì không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không có triệu chứng sẽ không cần điều trị. Nếu bạn không điều trị, phần lớn bác sĩ tin rằng nó sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe gì. Nếu bạn lo lắng về vấn đề sinh sản, bạn có thể được xét nghiệm tinh dịch đồ. Để đánh giá rằng nó có ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng hay không.
4. Tôi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và bị đau. Tôi có thể làm gì để giảm bớt cơn đau?
Nâng đỡ bìu với quần lót kiểu Jockstrap hoặc kiểu quần đùi có thể giảm đau. Nằm ngửa giúp tăng hồi lưu của các giãn tĩnh mạch thừng tinh, cũng thường giảm cơn đau giảm đi. Uống thuốc giảm đau (như paracetamol hoặc ibuprofen) cũng có thể có hiệu quả. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để điều trị và tránh bị cơn đau tái diễn.
5. Tôi quan tâm về vấn đề điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh vì lý do sinh sản. Tôi phải chờ đợi bao lâu để biết rằng chất lượng tinh dịch của mình có cải thiện hay không?
Tinh dịch đồ thường được thực hiện 3 – 4 tháng sau điều trị. Chất lượng tinh dịch thường cải thiện sau 6 tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn, đến 1 năm.
6. Tôi phát hiện có 1 khối u trong bìu của tôi khi tôi tự khám. Tôi có nên lo lắng về vấn đề này không?
Bất thường trong ống sinh dục của đàn ông có thể biểu hiện một khối u ở bìu. Khối u có thể không là gì cả và chỉ ảnh hưởng một chút ít tới sức khỏe của bạn. Hoặc nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng đe dọa tính mạng. Tốt nhất là phải tìm ra nguyên nhân gây nên khối u đó. Một trong các nguyên nhân đáng lo và cần xử lý kịp thời là ung thư tinh hoàn. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện một khối u hoặc khối sưng nào trên tinh hoàn của bạn.
Để được tư vẫn hỗ trợ chi tiết về giãn tĩnh mạch thừng tinh mời bạn liên hệ ngay phòng khám đa khoa Pasteur!