1.Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp là chứng bệnh của mắt do áp suất trong nhãn cầu tăng cao, nếu không chữa trị có khả năng tăng qua độ đưa đến tác hại vào thần kinh thị giác và lòa hay mù.
Nhãn áp bình thường nằm trong khoảng từ 10 mmHg đến 21 mmHg. Tăng nhãn áp là nguyên nhân của bệnh glôcôm, một chứng bệnh rất dễ gây mù. Do đó, cần được theo dõi và chữa trị để tránh biến chứng tạo mù này.
2.Dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh tăng nhãn áp
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý tăng nhãn áp thắc mắc về các vấn đề về bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt liệu rằng có giúp cải thiện thị lực hoặc có giúp người bệnh khỏi bị suy giảm thị lực thêm hay không?
Câu trả lời là không. Nhiều loại thực phẩm chức năng được bán trên thị trường dưới dạng vitamin bổ sung cho mắt. Nhưng có rất ít các bằng chứng khoa học ủng hộ việc sử dụng các sản phẩm này để ngăn ngừa bệnh lý này hoặc cải thiện tình trạng suy giảm thị lực do bệnh lý này gây nên.
Đã có một số thử nghiệm lâm sàng về việc bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm chức năng cho mắt được tiến hành. Một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin nhóm B thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên từ nhiều loại rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tăng nhãn áp. Nhưng các chất bổ sung dạng kết hợp bao gồm axit folic, vitamin B6, vitamin B12 dường như không mang lại các lợi ích tương tự.
Một số các nghiên cứu khác đã phát hiện các chất chống oxy hóa cũng như các hợp các tự nhiên (Ginkgo biloba), trái cây, trà xanh có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh lý tăng nhãn áp, nhưng mức độ bằng chứng còn rất thấp. Và một số nghiên cứu khác đã phát hiện việc bổ sung thêm vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tăng nhãn áp, nhưng vẫn cần phải thực hiện thêm nhiều các nghiên cứu chuyên sâu khác để khẳng định.
3.Các loại thực phẩm cần tránh
Người bệnh tăng nhãn áp nên tránh các thực phẩm góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp thất thường và đái tháo đường… Vì đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (POAG). Do đó, một chế độ ăn uống giúp duy trì huyết áp bình thường và nồng độ glucose trong máu sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
Các nghiên cứu cũng lưu ý rằng, có mối liên quan giữa béo phì và tăng áp lực nội nhãn (IOP) và tăng nhãn áp. Mặc dù chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng giảm cân làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, nhưng giảm đáng kể IOP đã được báo cáo ở người, thông qua giảm cân.
Chế độ ăn giàu carbohydrate cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, trong khi lượng carbohydrate thấp hơn tương quan với nguy cơ ít hơn.
Nếu bạn đang mắc bệnh lý tăng nhãn áp và đang có ý định bổ sung thêm các loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng hãy trao đổi với các bác sĩ Nhãn khoa để được tư vấn các rủi ro cũng như lợi ích mà chúng có thể mang lại.
Tham khảo: Wikipedia
#pasteurclinic
#tangnhanap