Có nhiều yếu tố tác động làm tình trạng đau đầu ở cả nam và nữ trở nên nặng hơn bao gồm tiền sử gia đình và tuổi tác. Tuy nhiên, đau đầu ở phụ nữ thường được cho là có liên quan đến quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Hai loại hormone estrogen và progesterone giữ một vai trò quan trọng trong điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai và chúng cũng có thể ảnh hưởng đến một số chất chuyển hóa trong não bộ liên quan đến tình trạng đau đầu ở nữ giới
Nồng độ estrogen ổn định có thể làm cải thiện triệu chứng đau đầu, nhưng khi estrogen giảm xuống hoặc biến đổi có thể làm tình trạng đau đầu nặng hơn
Mặc dù sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có liên quan đến các loại đau đầu mà bạn gặp phải, nhưng bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào chúng. Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn điều trị hoặc dự phòng những cơn đau đầu này
1.Đau đầu ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
– Sự sụt giảm estrogen trước kỳ kinh có thể gây nên tình trạng đau đầu ở phụ nữ. Nhiều phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu (đau đầu migraine) cho biết rằng, họ bị đau đầu nặng hơn khi trước và trong kỳ kinh
– Chứng đau nửa đầu liên quan đến kỳ kinh có thể có nhiều cách điều trị. Nhiều phương pháp điều trị đã được chứng minh là hiệu quả như:
+ Đá lạnh: có thể chường một chiếc khăn lạnh hoặc túi đá vào vùng bạn cảm thấy đau nhiều ở đầu và cổ. Nếu bạn sử dụng túi chườm đá, có thể quấn khăn ở ngoài để bảo vệ làn da
+ Các bài tập thể dục thư giãn: hãy thử các bài tập, có thể giúp bạn giảm đau đầu
+ Châm cứu: giúp bạn giảm đau đầu và thư giãn hơn
+ Các loại thuốc giảm đau không kê đơn: bác sĩ có thể khuyến nghị bạn nên sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như naproxen sodium (Aleve) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB…). Các loại thuốc này có thể làm cơn đau đầu giảm nhanh ngay sau khi chúng bắt đầu
+ Triptans: Loại thuốc này cần bác sĩ kê đơn, nó có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau đầu trong vòng 2 giờ và chống nôn
+ Gepants: Là loại thuốc thế hệ mới, cần bác sĩ kê đơn. Đây là loại thuốc đối kháng thụ thể CGRP trong điều trị đau nửa đầu (migraine)
+ Đôi khi, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác như dihydroergotamine (D.H.E. 45, Migranal). Những loại thuốc này không sử dụng chung với triptans
2. Sử dụng liệu pháp tránh thai nội tiết
– Sử dụng liệu pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai, que cấy tránh thai, đặt vòng tránh thai…có thể làm thay đổi tính chất đau đầu, có trường hợp cải thiện triệu chứng, nhưng cũng có trường hợp nặng hơn. Ở một số người, sử dụng liệu pháp tránh thai nội tiết có thể làm giảm tần suất và mức độ nặng của cơn đau nửa đầu ở phụ nữ do giảm thiểu sự sụt giảm của estrogen liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
– Sử dụng liệu pháp tránh thai nội tiết để dự phòng đau nửa đầu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thích hợp cho những phụ nữ chưa có phương pháp điều trị thích hợp khác và những phụ nữ đau nửa đầu không kèm theo triệu chứng xuất hiện các chớp sáng hoặc vầng hào quang trước mắt (aura)
– Những phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu kèm xuất hiện vầng hào quang trước mắt không nên sử dụng liệu pháp tránh thai có chứa estrogen. Nếu bạn có triệu chứng giống như miêu tả ở trên, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa
– Một số phụ nữ khác có thể tiến triển đau nửa đầu khi sử dụng liệu pháp tránh thai nội tiết, mặc dù, cơn đau nửa đầu này chỉ có thể xuất hiện trong chu kỳ đầu tiên. Cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn khi các triệu chứng này kéo dài
– Một số lời khuyên khi sử dụng liệu pháp tránh thai nội tiết:
+ Sử dụng loại vỉ thuốc tránh thai hằng tháng với số ngày sử dụng giả dược ít hơn
+ Loại bỏ hoàn toàn những ngày dùng giả dược ở hầu hết các tháng bằng cách sử dụng thuốc tránh thai chu kỳ kéo dài (Loseasonique, Seasonique)
+ Sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen thấp hơn trong những ngày dùng giả dược để giảm thiểu sự sụt giảm của estrogen
+ Sử dụng NSAID và triptans trong những ngày dùng giả dược
+ Sử dụng minipill, nếu bạn không thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp chứa estrogen-progestin. Minipill chỉ chứa progestin (Camila, Heather…)
3. Trong thời gian thai kỳ
– Hàm lượng estrogen tăng trong nhanh từ giai đoạn sớm của thai kỳ và duy trì trong suốt thời gian mang thai. Tình trạng đau nửa đầu có thể được cải thiện triệu chứng hoặc thậm chí biến mất trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên, trường hợp đau đầu căng cơ sẽ không cải thiện do chúng không phụ thuộc vào sự thay đổi của hormone
– Nếu bạn bị đau đầu mạn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị trong thời gian thai kỳ
– Sau khi sinh, lượng estrogen giảm đột ngột, cùng các yếu tố gây stress, thói quen ăn uống thất thường và mất ngủ có thể làm tình trạng đau đầu trở lại
– Bạn nên thận trọng với các loại thuốc điều trị đau đầu khi cho con bú. Khi sử dụng các loại thuốc này có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ
4.Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
– Đau đầu ở phụ nữ liên quan đến nội tiết tố, tình trạng đau nửa đầu thường trở nên thường xuyên và nặng hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh
– Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ khác, tình trạng đau nửa đầu của họ được cải thiện khi chu kỳ kinh nguyệt ngừng hẳn, nhưng đau đầu căng cơ thường sẽ trở nên nặng hơn. Nếu tình trạng đau đầu vẫn tiếp diễn sau mãn kinh, bạn cần thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa, để có phương pháp điều trị thích hợp
– Lưu ý: đối với một số phụ nữ, họ nhạy cảm hơn với tác động của sự thay đổi nội tiết tố. Do đó, khi cơn đau đầu kéo dài và làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của bạn, thì nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp
Thường xuyên tới phòng khám để khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn thêm cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
https://www.mayoclinic.org
#pasteurclinic
#daunuadau
#hormone
#migraine