Đái tháo đường thai kỳ và 9 điều cần biết

1.Đái tháo đường thai kỳ là gì?

  • Đái tháo đường là tình trạng nồng độ glucose tồn tại quá cao trong máu thay vì chúng được sử dụng để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi nồng độ glucose trong máu quá cao. Một số phụ nữ phát hiện đái tháo đường lần đầu tiên khi đang trong thời gian thai kỳ, tình trạng này gọi là đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt kể cả trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Đái Tháo Đường Thai Kỳ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

2.Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ?

  • Cơ thể sản xuất ra một loại hormone gọi là insulin, hormone này có tác dụng điều hòa nồng độ glucose trong máu trong một giới hạn nhất định. Khi mang thai, nhiều loại hormone thai kỳ có nồng độ cao hơn có thể gây cản trở hoạt động của insulin. Do đó, khi mang thai, cơ thể thường sản xuất ra lượng insulin nhiều hơn bình thường để giữ nồng độ glucose trong máu ở mức độ cho phép. Nhưng ở một số phụ nữ, cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết nên nồng độ glucose trong máu tăng lên, dẫn đến đái tháo đường thai kỳ

3.Tình trạng đái tháo đường thai kỳ có tiếp diễn sau khi sinh không?

  • Đái tháo đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng những phụ nữ này có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn sau này. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ, có thể họ đã mắc đái tháo đường trước khi mang thai nhưng ở mức độ nhẹ và chưa được phát hiện. Đối với những phụ nữ này, đái tháo đường sẽ không biến mất sau khi sinh mà có thể kéo dài suốt đời

4.Một số yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ là gì?

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Không hoạt động thể chất
  • Đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó
  • Sinh em bé nặng từ 4kg trở lên ở lần mang thai trước
  • Mắc bệnh lý tăng huyết áp
  • Có tiền sử bệnh lý tim mạch
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

5.Những tình trạng sức khỏe khác có thể đi cùng với đái tháo đường thai kỳ?

  • Khi mắc đái tháo đường thai kỳ, nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể đi kèm theo. Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến hơn cả ở những phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ, nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và thận
  • Tiền sản giật cũng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ

6.Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

  • Trẻ được sinh ra từ mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể gặp các vấn đề về hô hấp và vàng da. Những trẻ này có nguy cơ tụt đường huyết sau sinh

Trẻ có cân nặng lớn hơn có khả năng bị chấn thương khi sinh qua đường âm đạo. Những trẻ này cần được chăm sóc đặc biệt sau sinh. Đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu.

7.Kiểm tra đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

  • Tất cả phụ nữ mang thai nên được tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ hỏi về tiền sử để xác định bạn có các yếu tố nguy cơ hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ kiểm tra đường huyết sớm trong thời gian thai kỳ. Nếu không có các yếu tố nguy cơ hoặc các xét nghiệm không cho thấy bạn mắc đái tháo đường ở giai đoạn sớm của thai kỳ, bạn sẽ được kiểm tra đường huyết từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ

8.Tập thể dục có giúp kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ không?

  • Tập thể dục giúp tăng khả năng kiểm soát đường huyết ở mức bình thường. Bạn cần được bác sĩ sản phụ khoa tư vấn về bài tập tốt nhất phù hợp với bạn và tình trạng của thai nhi. Thông thường, bạn có thể tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình khoảng 30 phút và ít nhất 5 ngày 1 tuần. Đi bộ là bài tập tuyệt vời cho tất cả phụ nữ có thai. Ngoài các bài thể dục nhịp điệu, bạn có thể đi bộ từ 10-15 phút sau mỗi bữa ăn, điều này có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn

9.Bạn có cần sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ không?

  • Đối với một số phụ nữ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát đường huyết trong đái tháo đường thai kỳ. Insulin là loại thuốc được khuyến cáo để sử dụng, insulin không đi qua nhau thai nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thêm một số loại thuốc để kiểm soát đường huyết
  • Nếu bạn được kê đơn thuốc, bạn và bác sĩ điều trị phải theo dõi liên tục tình trạng đường huyết để xem có đáp ứng với điều trị hay không. Có thể bạn phải đổi thuốc trong suốt thời gian thai kỳ để kiểm soát lượng đường huyết

#pasteurclinic
#daithaoduong
#thaiky

Tham khảo tại acog.org/ womens-health

Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh