Thóp của bé hiếm khi cần được chú ý nhiều. Tuy là cơ quan nhỏ nhưng chức năng lại rất lớn đấy! Đó là lý do tại sao, nếu có điều gì đó thay đổi – như thóp trông trũng xuống hoặc lồi ra -bạn có thể lo lắng rằng có điều gì đó không ổn.
Bạn biết đấy, kể từ lúc chào đời, con bạn cần ở bạn rất nhiều thứ, từ việc giúp vỗ ợ hơi và hỗ trợ giấc ngủ cho đến cách cho ăn. Bạn gần như có sự thấu hiểu về các tín hiệu của con và đảm bảo cho chúng được an toàn và khỏe mạnh.
Vì vậy, khi bạn nhận ra rằng xương trên đầu con không hoàn toàn hợp nhất với nhau, bạn sẽ tự hỏi liệu những điểm mềm (thóp) đó – có bình thường hay không.
Chính vì vậy, bạn đừng sợ mà hãy sờ thóp con để nhận biết như thế nào là bình thường. Từ đó giúp phát hiện sớm nếu con có bất kỳ thay đổi bất thường nào ở thóp!
Thóp là phần xương đầu chưa khép kín ở trẻ sơ sinh, nằm giữa các mảnh xương sọ. Những điểm mềm này được bao phủ bởi da và được một lớp màng cứng bảo vệ. Chính vì vậy, dù gọi là “điểm mềm” nhưng lại khá cứng cáp.


Ở hầu hết trẻ sơ sinh, các điểm mềm khá rõ ràng. Bạn có thể cảm nhận chúng bằng tay khi ấn rất nhẹ. Bạn thậm chí có thể cảm nhận được mạch đập của trẻ khi bạn chạm vào thóp..

2. CÓ TÁC DỤNG GÌ


3. CÁC THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
3.1. Thóp đóng sớm?
Có thể là dấu hiệu bất thường – ví dụ như xương sọ cốt hóa sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển não. Cần khám bác sĩ.
3.2. Thóp đóng muộn?
Nếu sau 24 tháng mà thóp trước chưa đóng, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra. Nguyên nhân có thể:




Điều quan trọng cần lưu ý là những tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác. Không cần phải vội vàng kết luận nếu con bạn vẫn phát triển bình thường.

3.3. Thóp bị lõm?
Thóp phải gần bằng với phần còn lại của đầu. Nếu lõm vào có thể là dấu hiệu trẻ mất nước (nôn, tiêu chảy nhiều, suy dinh dưỡng). Cần theo dõi sát.
Những dấu hiệu khác cho thấy bé có thể bị mất nước bao gồm:




3.4. Thóp phồng?
Nếu thóp trở nên đầy đặn bất thường, có thể do tăng áp lực trong sọ.
Ví dụ sau té ngã, thóp phồng có thể là dấu hiệu của một chấn thương đầu, có thể kèm theo nôn ói
Nếu thóp phồng lên mà không có té ngã gần đây thường gặp trong các bệnh lý nặng như: viêm màng não, xuất huyết não, não úng thủy…
Tóm lại, thóp là nơi “bắt sóng” tình trạng sức khỏe bé. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời nhé!
Trường hợp mẹ cần được hỗ trợ tư vấn các vấn đề sức khỏe của bé, Nhi khoa Pasteur luôn sẵn sàng hỗ trợ, liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để được hướng dẫn!
Bs. Lê Thanh Thùy – Phòng khám đa khoa Pasteur
THAM KHẢO Cleveland Clinic