1.Xét nghiệm tầm soát là gì?
- Là các xét nghiệm được sử dụng để tìm và phát hiện bệnh lý mặc dù lúc đó không có dấu hiệu và triệu chứng nào. Điều này cho phép điều bệnh ở giai đoạn sớm khi mới phát hiện
2.Tại sao tầm soát ung thư vú lại quan trọng như vậy?
- Thông thống kê mới nhất GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 21555 trường hợp mắc mới ung thư vú ở nữ giới trong năm 2020, chiếm tỷ lệ 25.8% cao nhất trong các loại ung thư thường gặp ở nữ giới.
- Tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngày nay với sự tiến bộ trong quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư vú, có thể phát hiện ung thư vú ở giai đoạn rất sớm, chưa có biểu hiện triệu chứng, làm tăng khả năng điều trị thành công và tăng khả năng sống còn sau khi mắc ung thư vú.
3.Tại sao phải chụp nhũ ảnh?
- Chụp nhũảnh là một xét nghiệm tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ chưa có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, và
- Là một xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra các khối u vùng vú hoặc các triệu chứng khác do chính bạn hoặc bác sĩ bác sĩ sản phụ khoa hoặc các bác sĩ khác phát hiện
4.Chuẩn bị gì trước khi chụp nhũ ảnh?
- Trước khi chụp nhũ ảnh, bạn không nên bôi kem dưỡng, phấn, nước hoa hoặc chất khử mùi cơ thể ở vùng ngực hoặc nách. Vì một số thành phần trong các sản phẩm này có thể cản quang và hiển thị trên khi chụp tia X, làm xuất hiện các hình ảnh giả trên phim hoặc che lấp tổn thương
- Khi chụp nhũ ảnh tầm soát bạn nên chụp vào thời gian 1 tuần sau khi hết kinh, vì lúc này nồng độ hormone estrogen trong máu giảm xuống, làm tuyến vú bớt giữ nước và bớt căng hơn, thuận tiện cho bác sĩ khi đọc phim nhũ ảnh. Hơn nữa, khi mô vú bớt căng, chụp nhũ ảnh sẽ làm giảm bớt cảm giác đau tức khi ép mô vú lúc chụp
- Nếu bạn có phẫu thuật nâng ngực hoặc đặt túi ngực thì cần báo cho bác sĩ để có chỉ định hợp lý
5.Chụp nhũ ảnh được thực hiện như thế nào?
- Bạn cần cởi trang phục từ thắt lưng trở lên và mặc một chiếc áo choàng. Sau đó, sẽ được yêu cầu đứng trước máy chụp X-Quang. Một bên vú của bạn sẽ được đặt giữa 2 tấm nhựa phẳng. 2 tấm này sẽ ép phẳng vú với lực nhiều nhất có thể để có thể nhìn thấy nhiều mô vú nhất có thể, khi đó bạn có thể cảm thức tức và hơi đau. Sau đó sẽ thực hiện tương tự với bên vú còn lại.
6.Ý nghĩa của kết quả chụp nhũ ảnh như thế nào?
- Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ sử dụng hệ thống phân loại BIRADS để phân loại kết quả khi chụp nhũ ảnh. Kết quả sẽ được cho điểm từ 0-5
- 0 – cần thêm nhiều thông tin hơn. Bạn có thể cần một lần chụp nhũ ảnh khác trước khi đánh giá lại
- 1 – Không có dấu hiệu bất thường. Bạn nên tiếp tục tầm soát định kỳ
- 2 – Tình trạng làm tính, chẳng hạn như u nang. Bạn nên tiếp tục tầm soát định kỳ
- 3 – Một dấu hiệu gì đó được phát hiện nhưng có lẽ không phải là ung thư. Bạn nên chụp lại nhũ ảnh trong vòng 6 tháng
- 4 – Một dấu hiệu gì đó được phát hiện và nghi ngờ ung thư. Bạn có thể cần phải sinh thiết
- 5 – Một dấu hiệu gì đó được phát hiện gợi ý ung thư cao. Bạn sẽ cần làm sinh thiết
7.Khi nào nên bắt đầu tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh
- Đối với phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình nên chụp nhũ ảnh tầm soát cứ 1-2 năm một lần, bắt đầu từ 40 tuổi. Nếu bạn chưa tầm soát ở độ tuổi 40, bạn nên bắt đầu tầm soát trước 50 tuổi. Việc tầm soát nên được thực hiện đến ít nhất 75 tuổi
#pasteurclinic
#cancer
#ungthuvu
#chupnhuanh
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh