chích ngừa cảm cúm mùa có tác dụng lên loại vi rút cúm mùa được dự báo trong mùa đông sắp tới, chứ không giúp ngừa nhiễm các vi rút khác cũng gây ho và cảm lạnh.
Vắc xin cúm mùa
Chủng ngừa cúm giúp bảo vệ cơ thể khỏi cúm mùa trong vòng 1 năm. Cứ 10 người được chủng ngừa thì vắc xin có hiệu quả bảo vệ cho 7-8 người. Nhưng nếu vắc xin không phù hợp với các loại cúm được dự đoán lưu hành trong năm đó thì tỷ lệ bảo vệ sẽ thấp hơn. Ví dụ như vào mùa đông 2015/2016, vắc xin chỉ có tác dụng bảo vệ cho 5-6 người trong số 10 người cao tuổi.
Thường chích ngừa cúm mùa vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Vắc xin thường gồm những thành phần chống lại 3 chủng vi rút cúm có khả năng gây ra dịch bệnh trong mùa đông sắp tới. Mỗi năm thành phần vắc xin lại được điều chỉnh, vì vậy cần tiêm chủng hàng năm mới có tác dụng bảo vệ tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dõi tình hình vi rút cúm trên toàn thế giới và khuyến cáo những chủng vi rút cần được chủng ngừa trong năm đó. Ví dụ năm 2018/2019, vắc xin cúm mùa loại 4 týp gồm những thành phần chống lại các vi rút sau:
- A/Michigan/45/2015 (H1N1)pdm09-like virus
- A/Singapore/INFIMH-16-0019/2016 (H3N2)-like virus
- B/Colorado/06/2017-like virus (B/Victoria/2/87 lineage)
- B/Phuket/3073/2013-like virus (B/Yamagata/16/88 lineage)
Đối với vắc xin loại 3 týp thì khuyến cáo thành phần vi rút cúm B là B/Colorado/06/2017-like virus.
Hướng dẫn quốc gia năm nay khuyến cáo rằng:
+ Những người trên 65 tuổi nên được chủng ngừa vắc xin loại 3 týp có thêm tá dược. Loại vắc xin này bảo vệ cơ thể chống lại 3 chủng vi rút cúm, và quan trọng là nó còn giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch bởi vì những người trên 65 tuổi không còn phản ứng tốt với vắc xin nữa. Đặc biệt với độ tuổi từ 75 tuổi, dạng vắc xin có thêm tá dược sẽ tạo bảo vệ tốt hơn.
+ Những người ở độ tuổi 18-65 có tăng nguy cơ mắc bệnh cúm nên được tiêm chủng vắc xin loại 4 týp, giúp bảo vệ cơ thể chống lại 4 chủng cúm.
Vắc xin ở người lớn thực sự không chứa bất kỳ vi rút cúm sống nào, vì vậy việc tiêm chủng không thể gây ra bệnh cúm hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác. Nếu bạn có ho và cảm lạnh ngay sau khi chủng ngừa cúm thì đó chỉ là sự trùng hợp.
Ai nên được chích ngừa vi rút cúm mùa?
Cúm mùa là những týp vi rút cúm cụ thể xuất hiện ở Anh mỗi mùa thu, các týp vi rút thay đổi từng năm. Vắc xin mới được sản xuất mỗi năm để chống lại những týp vi rút dự kiến sẽ gây bệnh trong năm đó. Sau tiêm chủng cần chờ đến 14 ngày mới tạo được miễn dịch bảo vệ hoàn chỉnh.
Bộ Y tế đưa ra chỉ dẫn về những người cần được chủng ngừa, với mục đích giúp bảo vệ những đối tượng có nhiều khả năng xảy ra biến chứng do cúm. Chỉ dẫn hiện tại là bạn nên chủng ngừa vi rút cúm mùa vào mỗi mùa thu nếu:
- Tuổi > 65
- Nếu đang mắc bất kỳ bệnh phổi mạn tính nào. (Viêm phế quản mạn, khí phế thủng, xơ nang và hen phế quản nặng (phải thường xuyên dùng thuốc steroid hít hoặc viên nén). Cũng nên chủng ngừa cho những trẻ từng vào viện vì nhiễm trùng vùng ngực.)
- Mắc bệnh tim mạn tính. (Đau thắt ngực, suy tim hoặc từng trải qua cơn đau tim.)
- Mắc bệnh thận nghiêm trọng. (Hội chứng thận hư, bệnh thận mạn, ghép thận.)
- Mắc bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan.
- Mắc đái tháo đường.
- Có hệ miễn dịch kém (Bệnh nhân đang được điều trị hóa trị liệu, steroid (đã hơn 1 tháng), hoặc bị nhiễm HIV/AIDS, đã cắt lách.)
- Mắc các bệnh thần kinh nghiêm trọng như đa xơ cứng hoặc từng bị đột quỵ.
- Đang sống ở nhà dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác.
Ngoài các nhóm người có nguy cơ chính yếu ở trên, thì còn có:
- Bạn nên chủng ngừa nếu là người chăm sóc chính cho người già hoặc người tàn tật, là những người có nguy cơ cao nhiễm cúm từ bạn.
- Nhân viên chăm sóc bệnh nhân trực tiếp (bao gồm cả điều dưỡng và nhân viên chăm sóc tại nhà).
- Phụ nữ mang thai. Ngay cả khi tình trạng sức khỏe đang tốt, hiện tại khuyến cáo vẫn khuyên tất cả phụ nữ đang mang thai nên được chủng ngừa cúm.
- Những trẻ khỏe mạnh – xem bên dưới
- Nếu bạn dưới 65 tuổi, khỏe mạnh và không thuộc bất kỳ tiêu chuẩn nào ở trên thì bạn không cần tiêm chủng cúm mùa, bởi vì bạn ít có khả năng bị các biến chứng do cúm.
Chích ngừa cúm ở trẻ khỏe mạnh
Trẻ khỏe mạnh được chủng ngừa qua đường xịt mũi thay vì đường tiêm. Chủng ngừa sẽ bảo vệ cho con bạn và cũng giúp giảm lây bệnh cho những thành viên gia đình dễ bị tổn thương.
Trong mùa cúm 2018/19, nên chủng ngừa cúm cho tất cả trẻ em từ 2-9 tuổi (không phải từ 10 tuổi trở lên) vào ngày 31/08/2018 và cho tất cả trẻ em ở độ tuổi tiểu học ở các khu vực thí điểm trước đây. Điều này khác với những năm trước bởi vì:
- Trẻ thuộc lớp tiếp nhận (4-5 tuổi) nay được chủng ngừa vắc-xin cúm tại lớp, thay vì tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Trẻ học lớp 5 sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng năm nay, là một phần của kế hoạch tiêm chủng mở rộng ở trẻ.
Xem thêm 1 số bài viết liên quan
Chích ngừa cúm ở phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nặng và phải nhập viện nhiều hơn so với phụ nữ bình thường. Bị cúm khi đang mang thai có thể gây ra các vấn đề thai kỳ nghiêm trọng, sinh non và cân nặng lúc sinh thấp. Khi bạn mang thai, và thai kỳ sẽ diễn tiến qua mùa đông, bác sĩ gia đình (hoặc nữ hộ sinh) của bạn nên chủng ngừa cúm cho bạn. Nếu không thì bạn hãy yêu cầu họ.
Chủng ngừa cúm mùa cho phụ nữ mang thai không gây ra vấn đề gì.
Tác dụng phụ của chích ngừa cúm mùa
Chủng ngừa cúm mùa thường không gây ra vấn đề gì. Có thể gây đau nhẹ tại chỗ tiêm hoặc đôi khi gây sốt nhẹ và đau cơ nhẹ trong một ngày hoặc lâu hơn. Tình trạng này sớm ổn định, không gây ra bệnh cúm hoặc các vấn đề khác.
Phản ứng nghiêm trọng đã được báo cáo nhưng rất hiếm. Ví dụ: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, viêm dây thần kinh và viêm não.
Trẻ em được chủng vắc xin (Fluenz Tetra®) bằng cách xịt mũi. Loại vắc xin này chứa một dạng vi rút cúm sống nhưng yếu (đã giảm độc lực). Nó không gây bệnh cúm ở trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu một trẻ khỏe mạnh sống với một người không có hệ thống miễn dịch tốt (ví dụ người bị HIV hoặc mới được ghép tủy xương), họ nên được chủng ngừa loại vắc xin khác (bất hoạt). Dạng vắc xin sống giảm độc lực được chứng minh đem lại hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa cúm ở trẻ.
Xem thêm : Bỏ qua tiêm chủng cho con – Hậu quả khôn lường
Ai không nên chủng ngừa cúm mùa?
Đại đa số đều có thể chủng ngừa cúm. Tuy nhiên những nhóm người sau đây không nên chủng ngừa bằng vắc xin thông thường:
- Những người bị dị ứng nặng với trứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể được chủng ngừa loại vắc xin khác như ngừa chủng cúm lợn (H1N1v). Ngoài ra còn có vắc xin không chứa trứng – xem bên dưới.
- Những người từng bị dị ứng khi chủng ngừa vi rút cúm.
Những trẻ em có hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt thì không nên chủng ngừa loại vắc xin cúm sống. Đó là những trẻ bị bệnh bạch cầu hoặc HIV. Trẻ sống chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người có hệ miễn dịch hoạt động kém cũng không nên tiêm vắc xin sống. Tuy nhiên, những trẻ hợp này có thể được tiêm vắc xin bất hoạt.
Có thể chủng ngừa cúm cùng lúc với các chủng ngừa khác; thường là cùng lúc với chủng ngừa viêm phổi. Cũng an toàn khi chủng ngừa cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
Nếu bị dị ứng với trứng?
Không nên tiêm loại vắc xin thông thường nếu đã xác nhận bị dị ứng nghiêm trọng với sản phẩm từ trứng, vì vắc xin này được điều chế trong trứng của gà mái. Hiện tại người ta khuyên rằng ngoại trừ những người bị sốc phản vệ nghiêm trọng với trứng (từng được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt), trẻ bị dị ứng với trứng có thể được chủng ngừa cúm bằng vắc xin Fluenz Tetra® một cách an toàn. Ngoài ra còn có những loại vắc xin không chứa trứng để sử dụng.
Vắc xin cúm bất hoạt không có trứng (hoặc có hàm lượng ovalbumin rất thấp) được chứng minh an toàn ở những người bị dị ứng trứng. Kể từ năm 2016, hàm lượng ovalbumin của vắc xin cúm sống giảm độc lực đã giảm xuống còn ≤0,12 microgam/ml. Hàm lượng ovalbumin của vắc xin cúm sẽ được công bố trước mùa cúm.
Có thể chích ngừa cảm cúm ở đâu hiện nay
Bạn có thể được chủng ngừa cúm ở các địa điểm sau:
- Phòng khám bác sĩ gia đình.
- Nhà thuốc tại địa phương bạn sống (nếu họ cung cấp dịch vụ tiêm chủng).
- Qua nữ hộ sinh của bạn (chủng ngừa cho phụ nữ mang thai).
Lưu ý: Nếu bạn được chủng ngừa ở nơi khác ngoài phòng khám bác sĩ gia đình, họ nên thông báo cho bác sĩ của bạn được biết.
…….
Mọi thông chi tiết cũng như cần trao đổi cụ thể hơn về việc chích ngừa cảm cúm ở trẻ em các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám nhi của Pasteur qua hotline 02363811868 để được các bác sĩ chuyên sâu tư vấn và đưa ra những lời khuyên tốt nhất
THS BS Nguyễn Đình Tuấn
Phòng khám đa khoa Pasteur
Nguồn bài viết : https://patient.info/infections/influenza-and-flu-like-illness/immunisation-for-flu