U bã đậu là gì?
U bã đậu là loại u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là lớp bã mềm màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu, nhiều chất bã chẳng hạn như vùng mặt, vai, lưng, ngực…
Tuyến bã có nhiệm vụ bài tiết một chất như sáp hay dầu – gọi là chất bã. Chất này đi theo một ống đổ vào nang lông, rồi thoát ra ngoài ở lỗ chân lông, giúp bôi trơn da. Khi ống tuyến bã bị tắc, chất bã sinh ra không được bài xuất, tích tụ lại, dần dần hình thành u bã đậu.
U thường không gây cảm giác đau, không gây ác tính, to dần gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi viêm.
Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì?
Để nhận biết u bã đậu bạn cần lưu ý những dấu hiệu sau:
U bã đậu có triệu chứng giống như nổi mụn bọc, dễ bị nhầm lẫn với mụn, nhọt vì thế thường tự ý nặn bỏ đi, nhưng lại bị tái phát lại.
U bã đậu mọc nổi trên da, khi sờ vào có cảm giác mềm, không gây đau và có thể di chuyển khi sờ vào.
U không gây khó chịu nhưng nếu bị viêm u bã đậu lâu ngày sẽ gây hoạt tử, khiến bệnh nhân u bã đậu đau đớn và khó chịu.
U bã đậu xuất hiện ở những vùng da dầu hoặc vùng da nhiều mồ hôi, chất bã như: nách, mông, lưng…
U bã đậu là u lành tính ko gây đau đớn tuy nhiên trong 1 số trường hợp khôi u phát triển to lên chèn vào các dây thần kinh khiến người bệnh khó chịu, đau nhức.
Bạn có thể nhận biết u bã đậu thông qua một số dấu hiệu điển hình như:
- Kích thước u tăng dần, ban đầu nhỏ như mụn bọc sau đó nổi trên bề mặt da và sờ vào có cảm giác mềm, mặt khối u nhẵn.
- Khi u đã to sẽ chiếm nhiều diện tích trên bề mặt da, gây khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Do tổ chức bã đậu trong u là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển. Khi có những đợt xâm nhập bội nhiễm của vi khuẩn vào trong sẽ dẫn đến hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Đặc biệt một số người rơi vào tình trạng hoại tử, hình thành các vết loét, mưng mủ, vết thương trên da lâu lành.
Điều trị u bã đậu như thế nào?
Chỉ có phẫu thuật mổ cắt u bã đậu là cách điều trị triệt để nhất. Nên thực hiện cắt bỏ khối u sớm khi chưa bội nhiễm và kích thước u còn nhỏ (khoảng 1-2 cm). Không nên để kéo dài cho tới khi bị nhiễm khuẩn, chảy mủ và viêm loét thì mới bắt đầu điều trị. Cắt bỏ u lúc này sẽ phức tạp, mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo xấu cao hơn.
Dự phòng u bã đậu như thế nào?
Để phòng ngừa và hạn chế sự xuất hiện của u bã đậu, người bệnh cần phải luôn giữ cho da sạch, khô thoáng. Nếu da là da dầu, phải lau rửa, vệ sinh thường xuyên. Việc tắm rửa hàng ngày sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tình trạng tích bã nhờn làm xuất hiện u bã đậu.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu bất thường về u bã đậu, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.