Nứt lưỡi là gì?
Nứt lưỡi (Fissured Tongue) là tình trạng đặc trưng bởi vết nứt ở mặt lưng và mặt bên của lưỡi. Lưỡi bình thường có bề mặt tương đối bằng phẳng. Nứt lưỡi chiếm 2 – 5% dân số và thường gặp ở nam hơn nữ giới.
Nguyên nhân của nứt lưỡi chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, lưỡi nứt có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng, hội chứng Down, hội chứng Melkersson – Rosenthal…Thống kê cho thấy những người có thành viên trong gia đình bị nứt lưỡi có nguy cơ với tình trạng lưỡi nứt cao hơn.
Bệnh có thể biểu hiện ngay sau sinh nhưng đa số được phát hiện ở giai đoạn trưởng thành. Các triệu chứng của nứt lưỡi tăng dần theo tuổi.
2. Những đặc điểm của nứt lưỡi
Lưỡi bị nứt có thể biểu hiện bởi tình trạng xuất hiện vết nứt như thể lưỡi bị chia làm đôi theo chiều dọc, đôi khi số lượng vết nứt có thể nhiều hơn. Các rãnh sâu trong lưỡi thường rất dễ nhìn thấy. Điều này giúp các bác sĩ và nha sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng nứt lưỡi. Phần giữa của lưỡi là phần dễ bị ảnh hưởng nhất tuy nhiên các khu vực khác trên lưỡi cũng có thể xuất hiện các vết nứt.
Ngoài ra một vấn đề khác xảy ra cũng có thể khiến lưỡi bị nứt đó là chứng viêm lưỡi bản đồ. Triệu chứng của viêm lưỡi bản đồ là sự bao phủ bởi các núm nhỏ màu trắng hồng, trong nhiều trường hợp có thể có viền màu trắng bao xung quanh. Những người mắc lưỡi bản đồ thường thiếu núm ở các khu vực khác nhau của lưỡi.
Lưỡi nứt hay lưỡi bản đồ không phải là một tình trạng bệnh truyền nhiễm hay có hại cho cơ thể cũng không phải là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Tuy nhiên tình trạng lưỡi nứt hoặc viêm lưỡi bản đồ có thể gây khó chịu và tăng độ nhạy cảm của lưỡi đối với một số chất.
- Khe nứt lưỡi với kích thước và độ sâu khác nhau ở mặt lưng và hai bên lưỡi, những vết nứt có thể nối với nhau tách lưỡi thành các thùy hoặc những phần nhỏ
- Nứt lưỡi có thể liên quan vảy nến, thiếu một số vitamin, u hạt dị ứng…
- Nứt lưỡi thường không có triệu chứng cơ năng, tuy nhiên thức ăn dễ bị kẹt trong những vết nứt. Bên cạnh đó, lưỡi cũng cũng khó chịu và nhạy cảm hơn với một số chất
- Có thể kèm theo tổn thương lưỡi bản đồ: các núm nhỏ màu trắng hồng có các viền màu trắng bao xung quanh
3. Cần chăm sóc tình trạng nứt lưỡi như thế nào?
Nứt lưỡi không phải là tình trạng truyền nhiễm. Chẩn đoán nứt lưỡi khá dễ dàng. Nứt lưỡi không cần điều trị, chỉ khi có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc đau sau khi ăn uống mới cần điều trị.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải duy trì việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Đánh răng ít nhất 3 lần mỗi ngày và thường xuyên súc miệng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, mảng bám, vi khuẩn, làm sạch răng và lưỡi. Vi khuẩn và các mảng bám có thể tích tụ trong các khe nứt, dẫn đến hôi miệng và tăng nguy cơ mắc sâu răng.
Tạo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày bao gồm đánh răng, súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm. Đến nha sĩ ít nhất 2 lần mỗi năm để được kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục sớm các vấn đề liên quan đến răng miệng.
Cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ những mảnh vụn thức ăn trên lưỡi thường xuyên. Đến nha sĩ theo hẹn để theo dõi tình trạng nứt lưỡi cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Tham khảo: Wikipedia
Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.