Trong quá trình mang thai để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi các mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trước hết đó chính là bổ sung các dưỡng chất cần thiết để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất trong suốt thai kỳ. Vậy những dưỡng chất cần bổ sung trong thai kỳ là gì? Mời bạn cùng Pasteur khám phá chi tiết ngay nhé!
Các dưỡng chất cần bổ sung trong thai kỳ
Chế độ ăn uống khoa học chính là một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Để xây dựng chế độ ăn uống tốt. Bạn cần nạp đầy đủ các dưỡng chất cần bổ sung trong thai kỳ bao gồm:
1. Canxi
Chế độ ăn uống của mẹ bầu cần được cung cấp đầy lượng canxi để giúp:
- Đối với mẹ bầu: Canxi bảo vệ mật độ xương, giúp ngăn ngừa huyết áp cao khi mang thai
- Đối với bé: Giúp phát triển khung xương và răng
Trong quá trình mang thai lượng canxi bạn nên nạp mỗi ngày là 1.000mg. Không được vượt quá 2.500mg. Các thức ăn giàu canxi mẹ bầu nên dùng bao gồm: sữa chua, nước cam, đậu hũ…
2. Choline
Tăng lượng choline trong khi mang thai vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé:
- Đối với mẹ bầu: Choline tăng cường sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa huyết áp cao
- Đối với bé: Choline giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và tăng cường phát triển trí não
Lượng choline mẹ bầu nên nạp mỗi ngày trong quá trình mang thai vào khoảng 450mg/ ngày. Không được vượt quá mức 3.500mg. Nguồn thực phẩm giàu choline bao gồm: thị lợn thăn, thịt bò, cá hồi, thịt gà, bông cải xanh…
3. Bổ sung DHA
DHA là một trong những axit béo Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai trong giai đoạn cần bổ sung DHA.
- Đối với mẹ: DHA giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai
- Đối với bé: DHA giúp tăng cường trí não và thị lực
Lượng DHA khuyến nghị cho bà bầu là 300mg mỗi ngày. Những thực phẩm bổ sung DHA gồm có: cá hồi, cá ngừ, cua xanh, lòng đỏ trứng gà…
4. Axit Folic
Axit folic là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
- Đối với mẹ: Axit folic ngăn ngừa thiếu máu, ngăn ngừa sảy thai sớm và sinh non.
- Đối với bé: Axit Folic giúp chống lại dị tật bẩm sinh cột sống trong 30 ngày đầu thai kỳ.
Mẹ bầu nên được bổ sung khoảng 600mcg axit folic mỗi ngày. Những thực phẩm giàu axit folic phải kể đến: đậu lăng, rau chân vịt, bông cải xanh, súp lơ, trứng…
5. I-ốt
I-ốt là khoáng chất vi lượng cần được bổ sung để thai nhi phát triển tốt nhất.
- Đối với mẹ: I-ốt giúp tuyến giáp khỏe mạnh ngoài ra i-ốt còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sảy thai và thai chết lưu
- Đối với bé: I-ốt cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển hay những vấn đề về thính giác.
Lượng i-ốt khuyến nghị cho bà bầu vào khoảng 250mcg không vượt quá 1.100mcg mỗi ngày.
Những nguồn thức phẩm giàu i-ốt mẹ bầu nên bổ sung gồm có: sữa chua, phô mai, khoai tây, ức gà, đậu Hà Lan….
6. Sắt
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần gấp đôi lượng sắt để thêm máu cho thai nhi phát triển.
- Đối với mẹ: Sắt giúp chống thiếu máu ở phụ nữ mang thai
- Đối với bé: Tạo điều kiện để bé phát triển thể lực và trí lực tốt nhất
Lượng sắt khuyến nghị cho bà bầu là 27mg mỗi ngày không vượt quá 45mg. Các nguồn thực phẩm giàu sắt gồm có ngũ cốc, đậu Hà Lan, rau chân vịt, thịt bò, thịt gà…
7. Kẽm
Kẽm là khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chưa lành vết thương của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai việc bổ sung kẽm là rất cần thiết.
- Đối với mẹ bầu: Kẽm giúp phát triển và sửa chữa các tế bào cũng như sản xuất năng lượng
- Đối với bé: Kẽm giúp phát triển trí não tốt
Lượng kẽm mẹ bầu nên bổ sung vào khoảng 11mg mỗi ngày và không vượt quá 40mg. Những thực phẩm giúp bổ sung kẽm tốt có: cua, hàu, ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, thịt lợn, sữa chua.
8. Kali
Bổ sung Kali cũng rất quan trọng trong quá trình mang thai. Bởi kali giúp kiểm soát huyết áp, tăng cường trao đổi chất, giúp điều hòa nhịp tim và năng lượng.
Mẹ bầu nên cung cấp 4.700mg kali mỗi ngày qua các thực phẩm như: đậu trắng, bí đao, rau chân vịt, khoai lang, bông cải xanh, sữa chua, nước cam, dưa hấu…
9. Các vitamin B2, B6, B12
- Vitamin B2: giúp sản xuất năng lượng, thúc đẩy bài tiết sữa và giúp thai nhi phát triển. Lượng B2 khuyến nghị cho bà bầu vào khoảng 1,4mg mỗi ngày. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B2 từ ngũ cốc, sữa chua, nấm, sữa bò…
- Vitamin B6: Giúp sản xuất protein cho các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Mẹ bầu nên bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày qua các thực phẩm như: ngũ cốc, khoai tây, thịt bò, thịt lợn thăn, ức gà…
- Vitamin B12: Giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và carbonhydrate thành năng lượng. Đặc biệt vitamin B12 còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Lượng vitamin B12 bà bầu nên bổ cung là 2,6mcg mỗi ngày. Các thực phẩm giàu vitamin B12 gồm có cá hồi, cá ngừ, thịt bò, ngũ cốc…
10. Bổ sung vitamin C và D
Vitamin C: giúp cơ thể bà bầu hấp thu chất sắt từ thực phẩm dễ dàng hơn. Thêm nữa nó còn giúp xương và răng chắc khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch. Giúp các mạch máu và tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Các bà bầu nên bổ sung vitamin C mỗi ngày vào khoảng 85mg không vượt quá 2000mg. Những thực phẩm giàu vitamin C gồm có: cước cam, dâu tây, nước ép bưởi, bông cải xanh, cà chua…
Vitamin D: Là loại vitamin tan được trong chất béo rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Vitamin D giúp cơ thể bà bầu hấp thụ canxi từ thực phẩm hiệu quả hơn. Giúp hệ xương răng của mẹ chắc khỏe và xây dựng hệ xương răng ở bé.
Lượng vitamin D khuyến nghị cho bà bầu vào 600 IU không vượt quá 4.000 IU. Những thực phẩm giàu vitamin D gồm có các sản phẩm từ sữa, nước cam, ngũ cốc…
Sau cùng Pasteur đã chia sẻ cùng bạn Top 10 các dưỡng chất cần bổ sung trong thai kỳ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về các thực phẩm nên hoặc không nên dùng trong quá trình mang thai. Liều lượng các dưỡng chất cần nạp như thế nào là phù hợp nhất cho thai kỳ.
Mời bạn liên hệ ngay với phòng khám Pasteur để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất nhé!
Xem thêm các kiến thức về thai kỳ, sản khoa tại đây