Bổ sung kẽm trong điều trị cảm lạnh: Hiệu quả hay chỉ là lời đồn?

Câu hỏi: Nhiều người truyền tai nhau rằng bổ sung kẽm khi bị cảm lạnh có thể giúp các triệu chứng nhanh hết hơn. Liệu điều này có đúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua phần giải đáp chi tiết dưới đây nhé.

Tin đồn về bổ sung kẽm trong điều trị cảm lạnh

Gần đây Pasteur Nhận được một số câu hỏi liên quan về việc nó nên bổ sung kẽm trong điều trị cảm lạnh hay không ? Qua tìm hiểu Pasteur có nhận được một số thông tin như sau

“Có một số bằng chứng khoa học cho thấy việc bổ sung kẽm có thể giúp giảm thời gian bị cảm lạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngậm viên kẽm hoặc uống siro kẽm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng có thể giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh 1 ngày”.

Tuy nhiên để trả lời câu hỏi chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn cũng như tham vấn từ các chuyên gia bác sĩ của Pasteur để làm rõ câu hỏi trên.

Kẽm hoạt động như thế nào?

Bổ Sung Kẽm Trong Điều Trị Cảm Lạnh: Hiệu Quả Hay Chỉ Là Lời Đồn? Ảnh Minh Họa
 Đầu tiêu chúng ta cần hiểu rõ Kẽm hoạt động như thế nào trong cơ thể, và liệu rằng việc bổ sung kẽm vào cơ thể liệu có thể giúp hạ sốt hay không
  • Kẽm có thể ngăn chặn virus nhân lên bằng cách can thiệp vào quá trình sao chép của chúng.
  • Kẽm cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus hiệu quả hơn.

Sự thật về bổ sung kẽm trong điều trị cảm lạnh: 

Kẽm có thể hiệu quả hơn khi sử dụng ở dạng viên ngậm hoặc siro, khi đó cho phép chất này tiếp xúc với niêm mạc mũi họng và tác dụng đến virus

Tuy nhiên, các phân tích hiện tại đã ngừng khuyến cáo người bệnh sử dụng kẽm. Vì không có nghiên cứu nào thực hiện có đủ số người tham gia đáp ứng các tiêu chuẩn bằng chứng cao. Ngoài ra, các nghiên cứu này sử dụng liều lượng, và dạng bào chế khác nhau (viên ngậm và siro) vào những khoảng thời gian khác nhau. Và kết quả là vẫn chưa có một liều lượng và quy trình điều trị hiệu quả

Hơn nữa, kẽm – đặc biệt là ở dạng viên ngậm – có một số tác dụng phụ như buồn nôn hoặc làm miệng có vị khó chịu. Nhiều người sử dụng kẽm dưới dạng xịt mũi bị mất khứu giác vĩnh viễn, do đó các bác sĩ rất thận trọng khi sử dụng dạng thuốc xịt này. Nếu sử dụng quá liều,  việc sử dụng kẽm trị cảm lạnh có thể gây độc cho cơ thể và gây ra một số biến chứng như thiếu đồng, thiếu máu, tổn thương hệ thần kinh

Tóm lại

  • Hiện tại, chưa có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định hiệu quả của việc bổ sung kẽm trong điều trị cảm lạnh.
  • Các nghiên cứu hiện có sử dụng liều lượng và dạng bào chế kẽm khác nhau, cũng như thời gian sử dụng khác nhau, dẫn đến kết quả không thống nhất.
  • Việc sử dụng kẽm liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, vị kim loại trong miệng, tiêu chảy,…
  • Nguy hiểm hơn, một số trường hợp sử dụng kẽm dưới dạng xịt mũi đã dẫn đến tình trạng mất khứu giác vĩnh viễn.

Do đó, các chuyên gia y tế hiện nay không khuyến cáo việc sử dụng kẽm để điều trị cảm lạnh một cách thường xuyên.

Lời khuyên:

  • Thay vì sử dụng kẽm, bạn nên tập trung vào việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng cách ăn uống đa dạng, cân bằng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể để giúp cơ thể tự phục hồi.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen nếu cần thiết.

Nếu cảm lạnh của bạn kéo dài hơn 1 tuần hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, đau ngực,… hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: