Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa hay gặp ở người lớn và trẻ em. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như các triệu chứng gây nên đau dạ dày và một số các câu hỏi thường gặp nếu bạn và người thân của mình đang mắc phải.
Bài viết sau đây phòng khám Pasteur gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản để mọi hiểu thêm về bệnh đau dạ dày cũng như khi nào thì cần thăm khám bác sĩ và các cách điều trị cũng như ăn uống đúng cách phòng ngừa và hạn chế.
Các triệu chứng của đau dạ dày
Đau dạ dày là khi bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu ở bụng trên (thường ngay dưới xương ức). Đôi khi chỉ đơn thuần triệu chứng như vậy, nhưng có thể có các triệu chứng khác như:
- Cảm giác nóng rát ở vùng ngực, hay còn gọi là ợ nóng
- Ợ hơi
- Đầy hơi chướng bụng
- Cảm giác ăn nhanh no
Khi nào cần đi khám nếu bị đau dạ dày
Hầu hết mọi người thường không cần đi khám khi bị đau dạ dày, nhưng nên đi khám nếu:
- Bạn đi tiêu ra máu, tiêu chảy hoặc nôn
- Đau bụng nghiêm trọng và kéo dài hơn 1 giờ hoặc cơn đau bụng cứ xuất hiện và hết trong hơn 24 giờ
- Bạn không thể ăn hoặc uống được trong nhiều giờ
- Bạn bị sốt cao hơn 39 độ C (102 độ F)
- Bạn bị sụt cân không chủ đích hoặc chán ăn
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Trong một số trường hợp, đau dạ dày có thể do nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như do loét dạ dày (vết thương loét trong lòng dạ dày) hoặc viêm túi thừa (là nhiễm trùng các túi thừa ở ruột già).
Có những trường hợp bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân, nhưng họ vẫn có thể điều trị các triệu chứng của đau bụng.
Phương pháp nào giúp điều trị triệu chứng dạ dày
Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể gây nên triệu chứng, chẳng hạn như loét, thì việc điều trị loét dạ dày sẽ giúp giảm triệu chứng đau bụng.
Nhưng nếu chưa tìm được nguyên nhân gây đau bụng trên bệnh nhân, bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày. Những loại thuốc này thường làm giảm đau bụng và giảm các triệu chứng đi kèm. Một số loại thuốc tự mua mà không cần kê đơn.
Xem thêm bài viết : Nội soi dạ dày là gì? có bao nhiêu cách
Làm cách nào để phòng ngừa đau dạ dày
Nên phòng ngừa hơn là điều trị. Loại thực phẩm và cách ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Để giảm nguy cơ bị đau dạ dày, cần phải:
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, chẳng hạn như thịt đỏ, đồ chiên và phô mai.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì hai hoặc ba bữa lớn.
- Tránh xa các thực phẩm có thể làm nặng triệu chứng đau bụng
- Tránh dùng những loại thuốc không kê đơn có khả năng làm nặng triệu chứng đau bụng – ví dụ như aspirin hoặc ibuprofen (tên biệt dược là Advil, Motrin).
Một số người, đặc biệt là trẻ em đôi khi bị đau dạ dày sau khi uống sữa hoặc ăn phô mai, kem hoặc các thực phẩm có chứa sữa trong đó. Đó là do họ mắc chứng “không dung nạp lactose”, tức là khi ăn những thực phẩm chứa sữa thì họ không thể tiêu hóa tốt được.
Những người mắc chứng “không dung nạp lactose” có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thuốc Lactase (tên biệt dược là Lactacid). Lactase giúp cơ thể tiêu hóa tốt sữa. Một số thực phẩm được thêm vào để dùng kèm với thuốc.
Nếu đau bụng do táo bón, có nghĩa là nhu động ruột không đủ để tống phân ra ngoài, bạn cần ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ hoặc dùng thuốc nhuận tràng (thuốc nhuận tràng là thuốc làm tăng số lần đi tiêu).
Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp bạn tăng số lần đi tiêu. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ:
- Trái cây, rau và ngũ cốc
- Viên nén, bột hoặc bánh xốp bổ sung chất xơ
Đau dạ dày ở trẻ em có giống ở người lớn?
Nhìn chung là giống. Trẻ bị đau dạ dày vì những nguyên nhân giống như người lớn. Cũng giống như người lớn, khó có thể biết được nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ. Nhưng ở trẻ, đau dạ dày thường do căng thẳng hay lo lắng. Vì vậy đối với trẻ cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề tâm lý hoặc cảm xúc có thể khiến cơn đau trở nên nặng hơn.
Xem thêm bài viết : Tổng quan về vi khuẩn HP và bệnh dạ dày
…..
Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề liên quan khác có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất nhé!
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
THS BS Trần Quốc Khánh
Phòng khám đa khoa Pasteur
? Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
? Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám
? Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng