Bà bầu bị ngứa khi mang thai có sao không? là bệnh gì? các cách khắc phục cũng như điều trị như thế nào.. Đó là những câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ hay thắc mắc hiện nay. Ngứa khi mang thai thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây mất thẩm mỹ và khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là trong thời gian mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều biến đổi về trạng thái tâm lý và thể chất.
1/ Sần ngứa khi mang thai là gì
Tình trạng ngứa trong khi mang thai rất phổ biến và LÀNH TÍNH, có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào nhưng thường gặp trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Bệnh sẽ TỰ KHỎI SAU KHI SINH từ vài tuần đến vài tháng. Sẩn ngứa trong thai kỳ KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN THAI và có thể tái phát trong những lần mang thai sau với mức độ khác nhau.
2/ Bà bầu bị ngứa có sao không
Bà bầu bị ngứa là điều khá bình thường, theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này và tình trạng đó sẽ biến mất sau khi sinh. Bạn có thể bị ngứa ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
3/ Đặc điểm và dấu hiệu
Thường biểu hiện điển hình như một viêm da dạng sẩn ngứa, đôi khi ở dạng nốt. Một số đặc điểm cần lưu ý như: + Sẩn thường tập trung thành đám. + Vị trí thường thấy ở mặt duỗi của chi và thỉnh thoảng ở bụng, tay, chân. + Một số thương tổn đóng mài. + Mụn mủ có thể thấy nhưng không thấy mụn nước. + Vết xước thường thấy do cào gãi.
4/ Điều trị và khắc phục
Điều trị trong sẩn ngứa thai kỳ nhằm làm giảm triệu chứng: + Ngâm mình trong nước trà xanh. + Chườm lạnh lên chỗ ngứa thay vì gãi. + Thoa kem dưỡng ẩm sau tắm (thành phần chứa Menthod). + Mặc quần áo cotton mềm + Vệ sinh cá nhân mỗi ngày bằng sữa tắm có pH theo sinh lý da và không có mùi quá nồng. + Không sử dụng chất khử mùi. + Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
5/ Khi nào cần gặp bác sĩ
Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Bất tiện duy nhất của tình trạng ngứa ở các mẹ bầu, là làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, có một số dấu hiệu của “bệnh” ngứa cần được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ: – Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông. – Bị phát ban và sốt: triệu chứng của chứng thủy đậu, herpes… – Ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: chàm, vảy nến… – Ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Cần thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn rằng có phải dạng thương tổn là sẩn ngứa trong thai kỳ hay không. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng điều trị trong từng trường hợp cụ thể Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề liên quan các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của phòng khám đa khoa Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm
- Có cần tiêm phòng uống ván khi mang thai
- Phòng ngừa nhiễm trùng khi mang thai
- Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không