Kiểm soát đường huyết – 6 biện pháp giúp hỗ trợ

Điều quan trọng của bệnh đái tháo đường là việc kiểm soát đường huyết hiệu quả để tránh các biến chứng. Sau đây là một số thay đổi trong lối sống được các nghiên cứu chứng minh cần thiết và đơn giản mà bạn cần tham khảo.

Kiểm Soát Đường Huyết
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

1.Kiểm soát đường huyết bằng tập thể dục.

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng độ nhạy với Insulin, điều này có thể giúp lượng đường trong máu ổn định hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp giảm stress. Duy trì thời gian tập khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 4 ngày mỗi tuần. Một số thay đổi như đi bộ thay vì đi cầu thang máy, đi bộ hoặc xe đạp đến những địa điểm gần vị trí bạn sinh sống…cũng là những cách đơn giản có thể áp dụng.

Tùy theo từng trường hợp và mức độ vận động khác nhau, cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn những bài tập phù hợp nhất với bạn.

2.Kiểm soát đường huyết bằng cân bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Kiểm Soát Đường Huyết - 6 Biện Pháp Giúp Hỗ Trợ Ảnh Minh HọaNgười bệnh tiểu đường có thể có chế độ ăn đa dạng và phong phú nếu đảm bảo cân bằng các thành phần trong bữa ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung nhiều loại rau củ không chứa tinh bột như măng tây, bông cải xanh, dưa chuột, xà lách, bí đao, cà chua…Thực đơn không thể thiếu các thực phẩm như thịt, cá, các sản phẩm sữa ít béo hoặc tách béo…Ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hơn ngũ cốc đã được xay, nghiền vì thực phẩm ít chế biến có chỉ số đường huyết thấp hơn: gạo lứt, lúa mì nguyên cám, yến mạch nguyên hạt…

3.Kiểm soát đường huyết bằng việc kiểm soát căng thẳng.

Kiểm Soát Đường Huyết - 6 Biện Pháp Giúp Hỗ Trợ Ảnh Minh HọaTình trạng căng thẳng khiến cơ thể ít nhạy cảm với Insulin hơn, các nghiên cứu cho thấy stress ở bệnh nhân đái tháo đường type I và đái tháo đường type II đều khiến chỉ số đường huyết tăng cao hơn so với những bệnh nhân khác. Bạn có thể thực hiện một số cách để giảm căng thẳng như: tập thể dục, dành thời gian chia sẻ cho bạn bè và gia đình, thiền, thay những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực…

4.Bỏ thuốc lá.

Người sử dụng thuốc lá khó kiểm soát đường huyết hiệu quả, ngoài ra hút thuốc lá còn tăng nhiều nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe khác và tăng nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường ở các cơ quan như tim, thận, mắt…

5.Giảm sử dụng rượu bia.

Sử dụng rượu bia ở những bệnh nhân điều trị đái tháo đường bằng Insulin hoặc thuốc đường uống như Sulfonylureas hoặc Meglitinides có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống mức nguy hiểm. Đồ uống có cồn có thể làm giảm đường huyết trong vòng 24 giờ sau khi uống, do đó cần kiểm tra đường huyết cho bệnh nhân trước khi ngủ và ngày tiếp theo, lưu ý những triệu chứng có thể nhầm lẫn giữa tình trạng say và hạ đường huyết như chóng mặt, mất phương hướng, buồn ngủ để tránh biến chứng hạ đường huyết trên bệnh nhân.

6. Ghi chép lại những lưu ý.

Ghi chép chi tiết những những yếu tố giúp kiểm soát đường huyết: chỉ số đường huyết, liều thuốc, thức ăn, tập thể dục, căng thẳng, cân nặng, bệnh lý khác. Từ đó có thể theo dõi sát và có những kế hoạch điều trị tốt hơn.

Tham khảo: WebMD.com

 

#pasteurclinic
#daithaoduong

Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám  Pasteur  tư vấn về các bệnh lý như khám hiếm muộn, khám sản phụ khoa, khám nhi… và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh