1.Trật khớp vai là gì?
Khớp vai là khớp di động linh hoạt và nhiều nhất của cơ thể. Trật khớp vai là tình trạng rất thường gặp và chiếm hơn 50% trong những trường hợp trật khớp. Các loại trật khớp vai bao gồm: trật ra trước, trật ra sau và trật xuống dưới.
Ngoài ra, tình trạng khớp vai bị trật nhiều lần có thể gây nên các tổn thương ở dây chằng, làm trầm trọng hơn tình trạng trật khớp ở vùng vai.
2.Triệu chứng củatrật khớp vai
Nguyên nhân của trật khớp vai thường do dùng bàn tay hoặc khuỷu chống khi chấn thương tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi luyện tập thể dục, thể thao…
Người bệnh bị hạn chế vận động vùng khớp vai và đau chói tại khớp vai. Có thể nhìn thấy được khớp vai bị biến dạng. Tại vùng khớp vai bị trật có thể sưng, bầm tím hoặc có cảm giác yếu và tê hơn so với bên lành. Một số trường hợp trật khớp vai có thể làm tổn thương động mạch, liệt đám rối thần kinh cánh tay và có gãy xương kèm theo.
Không cử động được khớp vai, đau, thậm chí xuất hiện các cơn đau vai dữ dội khi cố gắng cử động sau chấn thương
3.Điều trị trật khớp vai như thế nào?
Khi nghi ngờ trật khớp vai, bạn cần hạn chế di chuyển và vận động khớp vai, chườm mát để giảm đau và sưng. Sau đó cần đến khám chuyên khoa cơ xương khớp ở cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Có nhiều kỹ thuật giúp nắn trật khớp vai giúp khớp vai trợ lại vị trí phù hợp, các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ sau đó. Không có kỹ thuật nào là tối ưu nhất trong nắn trật khớp vai, tùy theo cơ chế trật khớp vai và từng bệnh nhân cụ thể và bác sĩ sẽ có kỹ thuật khác nhau. Một số thuốc có thể được chỉ định kèm theo để giúp hỗ trợ các triệu chứng sưng đau.
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi khớp vai hay dây chằng yếu, vì đây là những yếu tố làm trật khớp vai tái phát. Đặc biệt phẫu thuật còn được ưu tiên trong trường hợp thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương. Bác sĩ cũng có thể dùng thanh nẹp hoặc băng đeo để cố định khớp vai. Sau khi gỡ bỏ nẹp hay băng đeo, cần tập phục hồi chức năng để sớm khớp vai sớm vận động và dần ổn định.
4.Phòng trật khớp vai như thế nào?
- Hạn chế các hoạt động mạnh, quá sức vùng vai
- Tập các bài tập khớp vai thường xuyên ngay cả khi chưa có tình trạng trật khớp vai để cơ, dây chằng được săn chắc và linh hoạt, giúp ngăn ngừa tình trạng đau vai nói chung và trật khớp vai nói riêng
- Tư thế ngồi làm việc đúng cách, hạn chế tư thế ngủ nghiêng
- Tuân thủ thời gian bất động khớp vai, thực hiện các bài tập phục hồi theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
- Khi nhận thấy các dấu hiệu của trật xương vai tái hồi, bạn cần đến ngay cơ sở y tế có các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán và hướng dẫn phác đồ điều trị tốt nhất, tránh để tổn thương kéo dài hoặc không điều trị đúng cách dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: wikipedia
#pasteurclinic
#tratkhopvai