MÃN KINH VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN PHẢI BIẾT

1. MÃN KINH LÀ GÌ ?

Mãn kinh là gì? tuổi mãn kinh là bao nhiêu? các giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ… Những câu hỏi cũng như thắc mắc của các bạn sẽ được THS BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám pasteur sẽ giải thích đầy đủ tổng quát và chi tiết nhất để bạn đọc có thêm kiến thức..

Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi từ 45 đến 55. Mãn kinh là khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống của chị em phụ nữ. Để giúp các chị em vượt qua thời kỳ này bản thân người phụ nữ và người thân trong gia đình cần có những hiểu biết đúng đắn về giai đoạn này.

Mãn Kinh Và Những Điều Bạn Cần Phải Biết
Mãn kinh và những điều bạn cần phải biết

2. Những điều cần biết về mãn kinh

Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về tuổi già, tuổi khởi phát trung bình của tuổi mãn kinh ở Hoa Kỳ là 51 tuổi, nhưng bình thường là từ 45 – 55 tuổi. Một số phụ nữ bước vào giai đoạn này trước tuổi 40, gọi là mãn kinh sớm. Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra mãn kinh sớm, chẳng hạn như:

  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Hút thuốc lá
  • Tổn thương buồng trứng hoàn toàn
  • Phẫu thuật (như cắt bỏ tử cung và buồng trứng)

Mặc dù đây là giai đoạn hoàn toàn tự nhiên của chu kỳ sống của người phụ nữ và không phải là bệnh tật nhưng một loạt thay đổi cơ thể và cảm xúc gây khó chịu thường xuất hiện cùng. Một số biện pháp điều trị khác nhau có thể giúp làm giảm các triệu chứng này.

3. Các giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ

Từ khi một người phụ nữ bắt đầu dậy thì cho đến khi mãn kinh thường có kinh nguyệt lặp lại khoảng cùng một thời gian mỗi tháng. Tất nhiên, đôi khi có xảy ra rối loạn kinh nguyệt. Mang thai và những tình trạng bệnh lý khác có thể làm gián đoạn kinh nguyệt của bạn.

Trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hai buồng trứng nằm ở hai bên của tử cung sản sinh ra lượng hormone estrogen cao. Điều này làm lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị cho thai kỳ có thể xảy ra. Một nang trứng ở một trong 2 buồng trứng cũng bắt đầu trưởng thành trong thời gian này.

Gần giữa chu kỳ (thường từ ngày 7 đến ngày 22, hoặc ngày 14 đối với phụ nữ có chu kỳ kinh chuẩn, 28 ngày), trứng trưởng thành được giải phóng trong một quá trình được gọi là rụng trứng.

Sau khi trứng được giải phóng, buồng trứng tạo ra nhiều hormone progesterone hơn. Nếu trứng không thụ tinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm, làm bong lớp nội mạc của tử cung, dẫn đến kinh nguyệt.

Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, buồng trứng sẽ sản sinh ít estrogen hơn, hậu quả có thể gây ra bất thường về kinh nguyệt. Thuật ngữ “mãn kinh” (menopause) được định nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Sau kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ một năm, nếu không có thêm lần kinh nguyệt nào nữa thì xác nhận kết thúc giai đoạn sinh sản của người đó.

Thời kỳ mãn kinh được xác định bởi 3 giai đoạn. Những giai đoạn này có thể xảy ra trong một vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Các Giai Đoạn Mãn Kinh Ở Phụ Nữ
Các giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ

1/ Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh bắt đầu từ vài năm trước khi mãn kinh, khi một phụ nữ vẫn còn có thời kỳ kinh nguyệt. Mức hormone của người phụ nữ có thể tăng và giảm do buồng trứng dần dần sản xuất ít estrogen hơn.

Sự thay đổi này có thể gây ra những cơn bốc hỏa hoặc các triệu chứng khác. Kinh nguyệt sẽ trở nên không đều và có thể ngắn hơn, dài hơn, ít hơn hoặc nhiều hơn.

Triệu chứng mãn kinh kéo dài bao lâu: Ở giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 – 5 năm hoặc lâu hơn, cho đến khi kinh nguyệt của bạn dừng lại và mãn kinh bắt đầu. Mặc dù có thể có thai trong thời gian này, nhưng rất hiếm.

2/ Mãn kinh

Một phụ nữ mãn kinh khi không có kinh sau 12 tháng kể từ lần cuối cùng. Vào thời điểm này, buồng trứng đã ngừng sản xuất trứng. Sản xuất hormone giới tính estrogen và progesterone giảm đáng kể. Giai đoạn này cho thấy chấm dứt khả năng sinh sản.

Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu thời kỳ tiền mãn kinh chấm dứt. Tuy vậy vẫn có không ít các trường hợp những triệu chứng khó chịu và vấn đề sức khỏe vẫn có thể tiếp tục diễn tiến trong thời kỳ  mãn kinh.

3/ Sau mãn kinh

Những năm sau khi thay đổi mãn kinh trong cơ thể người phụ nữ được gọi là thời kỳ sau mãn kinh. Trong thời gian này, các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa đã chấm dứt ở hầu hết phụ nữ.

4/ Phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh

  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: ăn uống đầy đủ, cân đối các chất.
  • Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng và các thức ăn có nhiều Canxi, Vitamin D, Omega-3 và Omega-6
  • Cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ
  • Trong quan hệ tình dục, có thể dùng các chất bôi trơn để làm cảm giác đau vì sự khô teo của âm đạo
  • Khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư
  • Bổ sung thuốc có Canxi và Vitamin D, Vitamin E mỗi ngày

….

Như vậy qua bài viết này bây giờ các bạn đã hiêu rõ thêm về tiền mãn kinh, mãn kinh và sau khi mãn kinh là như thế nào rồi chứ.

Nếu chị em phụ nữ nào cần tư vấn, trao đổi hay thăm khám có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám sản phụ khoa của pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ giỏi chuyên sau trao đổi rõ ràng và đầy đủ hơn nhé..