Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là gì? các cấu tạo cũng như chức năng và liệu pháp tiêm PRP như thế nào.. Tất cả các câu hỏi đó của các bạn sẽ được trả lời qua bài viết sau đây của phòng khám đa khoa Pasteur chi tiết và đầy đủ nhất..
Tổng quan về huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
1/ Định nghĩa
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP- Platelet rich plasma) được định nghĩa là một thể tích huyết tương tự thân có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần mức cơ bản trong máu tĩnh mạch. Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu khoảng từ 140.000 đến 400.000 tiểu cầu/ μl máu (trung bình 200.000), trong khi đó số lượng tiều cầu trong PRP cao hơn gấp nhiều lần, từ 2- 8 lần, so với mức trung bình . Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong PRP để điều trị vì vai trò quan trọng và chủ yếu của tiểu cầu trong liệu pháp PRP để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
2/ Cấu tạo, chức năng của tiểu cầu và hạt α
Tiểu cầu là các phân mảnh của mẫu tiểu cầu (megakaryocyte), một loại tế bào bạch cầu sinh ra ở tủy xương. Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong các tế bào máu, có hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính xấp xỉ 2 μm (1,2- 2,3 μm).
Tiểu cầu trú ngụ trong các mạch máu và có nồng độ cao trong lách. Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu từ 140.000 đến 400.000/mm (μl). Đời sống trung bình của tiểu cầu là 10 ngày trước khi bị thực bào bởi các đại thực bào của hệ thống lưới nội mô.
Về cấu tạo, bên trong tiểu cầu là một siêu cấu trúc phức tạp, chủ yếu gồm một hệ thống vi quản ở ngoại vi, hệ thống ống dày đặc, ti lạp thể, nhiều hạt (alpha- a, delta- δ, lambda- δ) và hệ thống các kênh mở.
Trong tiểu cầu, hạt a có số lượng từ 50 đến 80 hạt và hình thành trong quá trình trưởng thành của mẫu tiểu cầu. Hạt có đường kính khoảng 200- 500 nm, được bao quanh bởi một lớp màng và chứa khoảng 30 loại protein có hoạt tính sinh học khác nhau, trong đó có thể kể đến các protein như yếu tố 4 tiểu cầu, yếu tố von Willebrand, fibrinogen, thrombospondin, protein S, yếu tố XIII…là những yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đông cầm máu của tiểu cầu. Hạt cũng chứa rất nhiều các protein bao gồm nhiều yếu tố tăng trưởng có chức năng quan trọng trong quá trình làm lành vết thương.
Chức năng của tiểu cầu: Tiểu cầu có chức năng chính là tham gia vào quá trình đông- cầm máu và khởi đầu quá trình làm lành vết thương
Tổng quan quá trình làm lành vết thương
Quá trình làm lành vết thương được chia làm 3 giai đoạn chồng chéo nhau:
Giai đoạn viêm (inflammation), Giai đoạn tăng sinh (proliferation) và Giai đoạn sửa chữa, tái tạo tổ chức (remodel).
Đáp ứng đầu tiên khi xảy ra tổn thương ở mô là quá trình viêm. Khi máu thoát khỏi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu tham gia thực hiện chức năng cầm máu dẫn đến hình thành cục máu đông làm đầy tổn thương. Lúc này tiểu cầu đã được hoạt hóa cùng với nhiều tế bào (TB) khác nhau và hạt α của tiểu cầu giải phóng các yếu tố tăng trưởng và các cytokine. Quá trình này hấp dẫn các TB di chuyển tập trung đến nơi tổn thương, tăng sinh, biệt hóa và tổng hợp các chất căn bản.
Bạch cầu đa nhân trung tính là những TB viêm đầu tiên xâm nhập vào vị trí vết thương, hình thành sự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm trùng cũng như loại bỏ các mô hoại tử. Đời sống của chúng ngắn, từ vài giờ đến vài ngày.
Tiếp theo là các TB đơn nhân và TB lympho T: TB đơn nhân biệt hóa thành đại thực bào đóng vai trò chính hỗ trợ các TB đa nhân trung tính thực hiện chức năng cũng như bản thân nó giải phóng ra các yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình viêm. Đời sống của các TB đơn nhân và lympho kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tháng.
Sau đó các TB gốc nguồn gốc trung mô di chuyển tới khu vực tổn thương, nơi chúng sẽ biệt hóa thành các TB đặc hiệu tương ứng với mô tổn thương như TB xương, sụn, xơ, các TB mạch máu và mô khác. Các nguyên bào sợi cũng di cư tới, tăng sinh và sản xuất ra môi trường ngoại bào. TB biểu mô mạch máu cạnh mô tổn thương cũng tăng sinh, hình thành mạng lưới mao mạch tân tạo hướng về khu vực thương tổn, khởi động quá trình tăng sinh mạch máu.
Gần về cuối giai đoạn viêm, tổ chức hạt mới hình thành, có màu hồng với đặc điểm là mô giàu mạch máu, nhiều TB xơ, TB viêm mạn tính nhưng không có tổ chức thần kinh. Đây là môi trường chuyển hóa thuận lợi cho quá trình sửa chữa mô tổn thương.
Giai đoạn tăng sinh: các mô hoại tử dần bị loại bỏ bởi quá trình trên và được thay thế bởi mô sống tương tự với mô trước khi bị tổn thương. Các nhân tố tại chỗ, bao gồm các yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu, cytokine, hocmon, chất dinh dưỡng, pH môi trường, áp lực khí oxy, môi trường điện- hóa học… thúc đẩy quá trình tăng sinh và biệt hóa các TB gốc nguồn gốc trung mô thành các nguyên bào xương, nguyên bào sụn, nguyên bào sợi và các TB khác cần cho sự tái tạo mô tương ứng.
Giai đoạn sửa chữa, tái tạo tổ chức: mô mới được tái tạo sẽ thay đổi hình dạng và cấu trúc cho giống với mô gốc. Tại đây mật độ các tế bào và mạch máu tăng lên, các TB sợi collagen, TB xương… tăng trưởng. Thời gian của giai đoạn sửa chữa, tái tạo có thể kéo dài nhiều năm.
Vai trò của tiểu cầu trong quá trình làm lành, sửa chữa vết thương
Khi tiểu cầu được hoạt hóa sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt α của tiểu cầu, từ đó giải phóng ra nhiều loại protein có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương hay tổn thương.
Một số protein quan trọng
– Platelet-derived growth factor (PDGF- αα, ββ, αβ): yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầucó tác dụng hóa ứng động đối với đại thực bào- thu hút đại thực bào tới nơi tổn thương; phối hợp PDGF với TGF-β, IGF có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng mạch máu, phân chia TB, hình thành da, chất căn bản xương, tổng hợp collagen.
– Transforming growth-factor-beta (TGF-β: β1, β2): yếu tố tăng trưởng chuyển dạng beta có tác dụng thúc đẩy các TB gốc nguồn gốc trung mô (sụn, xương, cơ, sợi….) và các nguyên bào xương… phân bào; thúc đẩy quá trình khoáng hóa của xương (khi phối hợp với PDGF). Các yếu tố tăng trưởng TGF-β còn phối hợp với IGF-1 và BMPs tham gia vào quá trình tổng hợp chất căn bản của sụn khớp [23].
– Vascular endothelial growth factor (VEGF): yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu,thúc đẩy hình thành mạch máu.
– Epidermal growth factor (EGF): yếu tố tăng trưởng biểu bì, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và sự biệt hóa, hình thành mạch máu, hình thành collagen.
– PDEGF (platelet-derivedendothelial growth factor): yếu tố tăng trưởng nội mô nguồn gốc tiểu cầu.
– PDAF (platelet-derived angiogenesis factor): yếu tố tăng sinh mạch nguồn gốc tiểu cầu.
– ECGF (epithelial cell growth factor): yếu tố tăng trưởng tế bào biểu mô.
– Fibroblast growth factor-2 (FGF-2): yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-2,thúc đẩy tăng trưởng của các TB biệt hóa và hình thành mạch máu.
– Insulin-like growth factor (IGF): yếu tố tăng trưởng giống Insulin, một điều tiết sinh lý học bình thường trong gần như mọi loại tế bào của cơ thể. IGF-1 còn phối hợp với các yếu tố tăng trưởng TGF-β và BMPs tham gia vào quá trình tổng hợp chất căn bản của sụn khớp.
Các yếu tố khác do tiểu cầu sinh ra như PF 4 (Platelet factor 4): yếu tố 4 tiểu cầu; Osteocalcin; Osteonectin; Fibrinogen, Vitronectin; Fibronectin; TSP-1: thrombospondin-1… và nhiều chất khác; trong đó nhóm các chất Fibrinogen, Fibronectin, Vitronectin và TSP-1 tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Các bạn có thể đọc thêm 1 số bài viết khác
- Bệnh ngón tay lò xo là gì? đừng chủ quan
- Tìm hiểu bệnh lý trào ngược dạ dày (gerd)
- Đau vùng thận là gì? nguyên nhân dấu hiệu
- Triệu chứng, nguyên nhân của Ho mạn tính
3/ Huyết tương giàu tiểu cầu điều trị 1 số bệnh lý
1. Tổn thương gân mãn tính
Theo những nghiên cứu được báo cáo hiện nay, PRP là biện pháp hữu hiệu nhất trong điều trị tổn thương gân mãn tính, đặc biệt là tennis elbow, một tổn thương rất thường gặp. Sử dụng PRP trong điều trị các tổn thương gân mãn tính khác như viêm gân Achilles mãn tính hay dây chằng bánh chè gối ( gối vận động viên nhảy xa) là rất hứa hẹn.
2. Tổn thương cấp tính dây chằng và cơ
Hầu hết liệu pháp PRP đã được thừa nhận trong điều trị các chấn thương cấp tính trong thể thao như tổn thương dây chằng và cơ. PRP đá được sử dụng để điều trị cho các chấn thương thể thao thông thường ở vận động viên chuyên nghiệp như các cơ bắp đùi( cơ bán màng và cơ nhị đầu)
3. Phẫu thuật
Gần đây hơn, PRP đã được sử dụng trong phẫu thuật giúp làm lành vết thương. Như trong phẫu thuật sửa chửa chóp xoay hay phẫu thuật dây chằng chéo trước.
4. Thoái hóa khớp
5. Loét do động mạch, tĩnh mạch chi
6. Loét ở bàn chân đái tháo đường
7. Loét ép
8. Ghép da ở người cho
9. Bỏng độ 1, 2
10. Rụng tóc
….
Như vậy qua bài viết trên đây của phòng khám Pasteur bây giờ các bạn đã hiểu rõ hơn về huyết tương giàu tiểu cầu là gì? cũng như các nguyên tắc và ứng dụng điều trị của PRP trong y học như thế nào đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu cần tư vấn, trao đổi hay thắc mắc các vấn đề liên quan các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ phòng khám pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu nói chuyện cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích tốt nhất.
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!