Ho mạn tính là gì? các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ho mạn tính như thế nào…. Đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện này. Bài viết sau đây THS BS Trần Quốc Khánh tại phòng khám đa khoa pasteur sẽ giải thích đầy đủ tổng quát để cho mọi người hiểu và biết thêm về bệnh này nhé…
Tìm hiểu chung về bênh ho mạn tính
1/ Tổng quan
Ho mạn tính là ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn, hoặc bốn tuần ở trẻ em.
Ho mạn tính không chỉ gây khó chịu, nó còn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Các trường hợp ho mạn tính nặng có thể gây ói mửa, choáng váng và thậm chí gãy xương sườn.
Nguyên nhân gây ho mạn tính nhiều khi rất khó xác định. Những nguyên nhân phổ biến nhất là hút thuốc lá, chảy nước mũi sau, hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng ho mạn tính thường biến mất sau khi vấn đề cơ bản được điều trị.
2/ Triệu chứng
Ho mạn tính có thể đi kèm với các triệu chứng như:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Chảy nước mũi qua lỗ mũi sau xuống cổ họng của bạn (chảy nước mũi sau)
- Đau họng
- Khàn tiếng
- Thở khò khè và khó thở
- Ợ nóng hoặc vị chua trong miệng
- Thậm chí ho ra máu
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đi khám bác sĩ nếu bạn bị ho kéo dài trong nhiều tuần, đặc biệt là khi ho có khạc đờm hoặc máu, làm rối loạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến học tập và làm việc.
3/ Nguyên nhân ho mạn tính
Thỉnh thoảng ho là bình thường – nó giúp làm sạch các chất kích thích và dịch tiết ra khỏi phổi và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tuy nhiên, ho kéo dài trong nhiều tuần thường là hậu quả của một bệnh lý nào đó. Trong nhiều trường hợp, thường có nhiều hơn một nguyên nhân gây ho.
Các nguyên nhân sau đây, một mình hoặc kết hợp, gây ra phần lớn các trường hợp ho mãn tính:
- Chảy nước mũi sau: Khi mũi hoặc xoang tiết ra quá nhiều chất nhầy, nó có thể chảy xuống họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên (UACS).
- Hen suyễn: Ho có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn, có thể xuất hiện theo mùa, sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc một số loại hóa chất hoặc nước hoa. Trong một thể của hen, ho là triệu chứng chính.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là bệnh khá phổ biến. Acid dạ dày trào ngược vào thực quản, gây kích thích cho thực quản. Sự kích thích liên tục có thể dẫn đến ho mạn tính. Động tác ho, lại làm trầm trọng thêm GERD – một vòng luẩn quẩn.
- Nhiễm trùng: Ho có thể kéo dài lâu sau khi các triệu chứng khác của viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên đã biến mất.
- Thuốc huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển (ACE), thường được kê đơn cho bệnh tăng huyết áp và suy tim, có thể gây ho mãn tính ở một số người.
- Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng viêm lâu dài của các đường hô hấp chính (các ống phế quản) có thể gây ra ho khạc đờm. Hầu hết những người bị viêm phế quản mạn tính là những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Viêm phế quản mạn tính thường là một phần của bệnh phổi liên quan đến hút thuốc lá được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Các nguyên nhân gây ho mạn tính ít gặp hơn:
- Hít phải dị vật, dịch tiêu hóa
- Giãn phế quản (tổn thương đường hô hấp)
- Viêm phế quản
- Trào ngược thanh quản (acid dạ dày trào ngược lên họng)
- Ung thư phổi
- Viêm phế quản ưa acid (viêm đường hô hấp không do hen suyễn)
- Sarcoidosis
4/ Yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ho mạn tính. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng có thể dẫn đến ho và tổn thương phổi.
Phụ nữ thường nhạy cảm ho hơn nam, vì vậy họ dễ bị ho mạn tính hơn nam giới
5/ Biến chứng
Ho dai dẳng có thể gây mệt mỏi. Ho có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra nhiều vấn đề khác, bao gồm:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi
- Mất kiểm soát bàng quang (tiểu không tự chủ)
- Gãy xương sườn
- Ngất
6/ Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử, quá trình bệnh lý của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ho mãn tính.
Tuy nhiên, nhiều bác sĩ chọn bắt đầu điều trị thử cho một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính hơn là thực hiện các xét nghiệm tốn kém. Tuy nhiên, nếu việc điều trị không hiệu quả, bạn có thể cần phải làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
Xét nghiệm hình ảnh:
- X-quang phổi: Mặc dù X quang phổi thường quy không bộc lộ những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính – chảy mũi sau, trào ngược dạ dày thực quản hoặc hen suyễn – nó có thể được sử dụng để kiểm tra ung thư phổi, viêm phổi và các bệnh phổi khác. X quang xoang có thể cho thấy bằng chứng về nhiễm trùng xoang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): CT scan cũng có thể được sử dụng để kiểm tra phổi và các khoang xoang để tìm nguyên nhân gây ho.
Đo chức năng phổi:
Những xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn này được sử dụng để chẩn đoán hen suyễn và COPD. Bạn sẽ hít và thổi vào một máy đo để biết phổi của bạn có thể giữ bao nhiêu khí và tốc độ thở ra có nhanh không.
Xét nghiệm đàm:
Nếu đàm mà bạn ho và khạc ra có màu (xanh, vàng, nâu, đỏ), các bác sĩ sẽ xét nghiệm mấu đàm này để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Nội soi:
Trong một số trường hợp, nếu các xét nghiệm cơ bản chưa tìm ra nguyên nhân ho mạn tính, có thể bạn cần phải thực hiện nội soi mũi xoang, họng, phế quản để tìm nguyên nhân.
Mời các bạn xem thêm 1 số bài viết liên quan khác
- Viêm tụy là gì? các triệu chứng và nguyên nhân
- Tổng quan về bệnh viêm gan siêu vi B
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
7/ Điều trị ho mạn tính
Xác định nguyên nhân gây ho mạn tính là rất quan trọng để điều trị hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, ho mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau.
Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế men chuyển (thuốc điều trị tang huyết áp), bác sĩ có thể chuyển sang một loại thuốc khác không gây ho.
Các loại thuốc dùng để điều trị ho mạn tính có thể bao gồm:
- Thuốc kháng histamin, glucocorticoids và thuốc thông mũi. Đây là những thuốc cơ bản để điều trị dị ứng và chảy nước mũi cửa sau.
- Thuốc điều trị hen dạng hít. Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho ho liên quan đến hen suyễn là glucocorticoid và thuốc giãn phế quản, giúp giảm viêm và giãn đường hô hấp (phế quản).
- Thuốc kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn gây ho mãn tính, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh.
- Thuốc kháng tiết acid. Khi thay đổi lối sống, chế độ ăn không cải thiện được trào ngược acid, bạn có thể được điều trị bằng các loại thuốc ngăn chặn sự sản xuất acid. Một số người cần phẫu thuật để giải quyết vấn đề.
- Thuốc giảm ho. Nếu không thể xác định được nguyên nhân gây ra ho và việc ho kéo dài gây ra các vấn đề nghiêm trọng (chẳng hạn như gây mất ngủ), bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm ho.
8/ Chế độ điều trị tại nhà
Tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ. Trong thời gian chờ đợi, bạn cũng có thể thử các mẹo sau để giảm ho:
- Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng dịch nhầy trong họng. Các loại nước ấm, chẳng hạn như nước canh, trà hoặc nước trái cây, có thể làm dịu cổ họng của bạn.
- Ngậm thuốc ho hoặc kẹo cứng: Chúng có thể giảm ho khan và làm giảm kích thích họng.
- Giữ ẩm cho không khí: Sử dụng máy tạo ẩm.
- Tránh khói thuốc lá : Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá gây kích ứng phổi và đường hô hấp và có thể làm trầm trọng thêm ho do các nguyên nhân khác gây ra
……..
Như vậy qua bài viết trên đây của BS Trần Quốc Khánh bây giờ các bạn đã có thêm đầy đủ các thông tin kiến thức về bệnh ho mạn tính.. Ngoài ra nếu cần tư vấn, trao đổi hay thắc mắc bất cứ vấn đề kỳ liên quan khác bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu giỏi thăm khám cũng như đưa những lời khuyên tốt nhất!
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
THS BS Trần Quốc Khánh
Phòng khám đa khoa Pasteur
Từ khóa liên quan: ho mãn tính, ho mãn tính ở trẻ, có chữa được không, ho mãn tính kéo dài