Bệnh lậu cầu ở nam giới là gì? Dấu hiệu nhận biết

1/ Bệnh lậu cầu là gì?

Bệnh lậu cầu ở nam giới là gì? Lậu cầu khuẩn là như thế nào? Các nguyên nhân gây nên bệnh cũng như các triệu chứng, biến chứng và cách điều trị và phòng ngừa bệnh lậu cầu như thế nào?…. Những câu hỏi thắc mắc của bạn đọc sẽ được THS BS Đặng Thanh Bình tại phòng khám đa khoa Pasteur giải đáp đầy đủ qua bài viết sau đây mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lậu cầu ở nam giới là như thế nào nhé. Bệnh lậu cầu là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, do tác nhân là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Vi khuẩn có xu hướng lây nhiễm ở vùng ấm và ẩm ướt, bao gồm: – Niệu đạo – Mắt – Họng – Âm – Hậu môn – Cơ quan sinh sản nữ (ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung) Gonorrhea lây truyền từ người nay sang người khác thông qua hoạt động tình dục bằng đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng không được bảo vệ. Những người có nhiều bạn tình hoặc những người không sử dụng bao cao su khi quan hệ có yếu tố nguy cơ cao nhiễm bệnh. Cách bảo vệ tốt nhất chống lại lây nhiễm là không quan hệ, một bạn tình, và sử dụng bao cao su thích hợp. Những hành vi mà làm con người có thói quen tham gia vào những hoạt động tình dục không được bảo vệ làm tăng khả năng nhiễm bệnh, những hành vi bao gồm: lạm dụng rượu, lạm dụng ma túy bất hợp pháp, sử dụng ma túy bằng đường tiêm tính mạch. Lậu Cầu Là Gì? Lậu cầu là gì?

2/ Những triệu chứng của lậu cầu ở nam giới

Những triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng từ 2 đến 14 ngày sau khi nhiễm. Tuy nhiên, một vài người bị nhiễm nhưng không bao giờ phát triển triệu chứng đáng chú ý. Quan trọng để nhớ rằng một người nhiễm lậu cầu không có triệu chứng, được gọi là người mang mầm bệnh không có triệu chứng, vẫn có khả năng lây nhiễm. Một người có nhiều khả năng lây nhiễm cho bạn tình khi họ không có triệu chứng đáng chú ý. Điển hình, bệnh có biểu hiện triệu chứng sau 1 tuần lây nhiễm. Triệu chứng đáng chú ý đầu tiên thường là cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu. Khi tiến triển, những triệu chứng khác bao gồm:

  • Tiểu thường xuyên hoặc tiểu cấp bách.
  • Chảy mủ ở dương vật.
  • Sưng nề hoặc đỏ ở miệng sáo (lỗ tiểu ngoài)
  • Sưng nề hoặc đau tinh hoàn.
  • Đau họng dai dẳng.

Nhiễm trùng sẽ tồn tại trong cơ thể vài tuần sau khi điều trị. Trong vài trường hợp hiếm, lậu cầu có thể tiếp tục gây tổn thương đến cơ thể, đặc biệt là niệu đạo và tinh hoàn. Đau có thể lan đến vùng trực tràng.

3/ Xét nghiệm phát hiện lậu cầu

  • Xét nghiệm trực tiếp
  • Xét nghiệm gián tiếp

Soi tươi bệnh phẩm là mủ niệu đạo hay dịch cổ tử cung, nuôi cấy. Có thể chẩn đoán nhiễm lậu cầu bằng nhiều cách. Lấy mẫu dịch từ những vùng có triệu chứng (dương vật, vagina, trực tràng, hoặc họng). Nếu nghi ngờ nhiễm trùng khớp hoặc máu thì sẽ được kéo máu hoặc hút dịch tại khớp. Các mẫu bệnh phẩm sẽ được xử lý rồi sau đó soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này nhanh và đơn giản nhưng kết quả không chính xác hoàn toàn. Phương pháp nuôi cấy, cũng lấy mẫu ở những vị trí nghi ngờ, sau đó đưa vào môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, phương pháp này cho kết quả trong khoảng 3 ngày. Tìm kháng thể kháng lậu bằng kháng thể đơn dòng gắn huỳnh quang Kỹ thuật PCR Tìm IgM bằng ELISA để chẩn đoán lậu ngoài đường sinh dục Xét Nghiệm Phát Hiện Lậu Cầu 

4/ Những biến chứng của lậu cầu

Sau khi bị nhiễm lậu cầu, thì bệnh nhân có thể bị xơ hẹp niệu đạo. Cũng có thể bị những tổn thương áp xe gây đau ở bên trong dương vật. Nhiễm trùng cũng có thể gây nên tình trạng vô sinh. Khi nhiễm lậu cầu lan tỏa vào máu thì có thể gây nên tình trạng viêm khớp, tổn thương van tim hoặc viêm màng não hoặc tủy sống. Những trường hợp này hiếm xảy ra nhưng rất nguy hiểm.

5/ Điều trị bệnh lậu cầu

* Nguyên tắc điều trị:

  • Chẩn đoán sớm, điều trị đúng phác đồ quy định dựa vào tình hình dịch tễ và kháng thuốc tại địa phương.
  • Điều trị bạn tình để tránh tái phát và lây lan bệnh
  • Trong lúc điều trị nên tránh quan hệ tình dục, tránh gây sang chấn vùng sinh dục.
  • Nên xét nghiệm HIV, giang mai để phát hiện kịp thời.
  • Kết hợp điều trị Chlamydia
  • Khám định kỳ lâm sàng và kiểm tra tiêu chuẩn khỏi bệnh (kết quả nuôi cấy 2 lần âm tính, cách nhau 2 tuần và không còn biểu hiện triệu chứng lâm sàng).
  • Kháng sinh hiện nay có thể chữa khỏi hầu hết các nhiễm lậu cầu.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị nhiễm lậu cầu thì nên tìm đến cơ sở y tế, phòng khám điều trị, không nên tự ý điều trị. Kháng sinh: Lậu cầu thường được điều trị bằng kháng sinh một liều Ceftriaxone bằng đường tiêm hoặc một liều Azithromycin bằng đường uống. Sau khi dùng thuốc, bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong vài ngày. Sự xuất hiện của các chủng lậu kháng thuốc là một thách thức ngày càng tăng. Những trường hợp này cần điều trị kéo dài hơn, với liệu trình thuốc 7 ngày bằng đường uống với 1 loại kháng sinh hoặc phối hợp 2 loai kháng sinh khác nhau. Một vài loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Azithromycin và Doxycycline.

6/ Phòng ngừa nhiễm lậu cầu

Cách an toàn nhất để phòng ngừa nhiễm lậu cầu hoặc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác là kiêng giao hợp. Nếu bạn có quan hệ tình dục thì luôn luôn sử dụng bao cao su. Điều quan trọng là cởi mở với bạn tình, kiểm tra bệnh lý lây truyền qua đường tình dục đều đặn, và xem họ đã kiểm tra chưa. Nếu bạn tình có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy trách tiếp xúc tình dục. Khuyên họ nên đi kiểm tra để loại trừ bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào có thể lây truyền. Bạn có nguy cơ mắc lậu cầu cao hơn nếu bạn đang hoặc từng mắc bất kỳ bệnh lây truyền qua tình dục nào khác. Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới.

7/ Bạn cần làm gì nếu mắc lậu cầu

Nếu bạn nghĩ bản thân mắc lậu cầu, bạn cần tránh bất kỳ hoạt động tình dục nào, bạn cần đi khám bệnh. Bạn nên nói bạn tình của bạn đi khám và làm xét nghiệm để kiểm tra. Nếu bạn đang điều trị, nên điều trị đủ liệu trình để đảm bảo nhiễm trùng được điều trị khỏi hoàn toàn. Điều trị không đây đủ liệu trình có thể làm vi khuẩn phát triển đề kháng. Bạn cần tiếp tục được theo dõi sau đó 1 – 2 tuần để chắc chắn việc điều trị đã thành công. ……. Nếu cần tư vấn + hỗ trợ và trao đổi đầy đủ hơn về bệnh lậu cầu ở nam giới bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của phòng khám nam khoa pasteur Đà Nẵng để được các bác sĩ chuyên khoa giỏi trao đổi rõ ràng hơn cũng như đưa ra những lời khuyên chính xác và thăm khám tốt nhất.. Chúc các bạn luôn có 1 sức khỏe tốt! Ths. Bs. Đặng Thanh Bình Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng