Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic fatty liver disease – NAFLD) là thuật ngữ nói về tình trạng bệnh gan ở những người ít hoặc không uống rượu. Đặc điểm chính của bệnh là bệnh nhân có gan nhiễm mỡ có thể chẩn đoán trên mô học hoặc chẩn đoán hình ảnh như (siêu âm, CT Scan, MRI…). Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng phổ biến trên thế giới.
Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), có thể tiến triển thành xơ gan và suy gan giống như tình trạng tổn thương gan do rượu mức độ nặng.
Những ai có yếu tố nguy cơ của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu?
Những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh hơn những người khác:
- Thừa cân, béo phì, đặc biệt khi mỡ tập trung nhiều ở bụng
- Có tình trạng đái tháo đường type II hoặc tiền đái tháo đường
- Rối loạn lipid máu
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Suy giáp
- Suy tuyến yên
Triệu chứng của bệnh là gì?
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện lâm sàng có thể ghi nhận các triệu chứng:
- Mệt mỏi
- Đau hoặc khó chịu vùng bụng bên phải
Các triệu chứng của viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) và tiến triển xơ gan bao gồm:
- Bụng to (cổ trướng)
- Thấy các mạch máu giãn ngay dưới da (tuần hoàn bàng hệ)
- Lách to
- Lòng bàn tay đỏ
- Vàng da và mắt
Khi nào cần đến bác sĩ?
Đặt lịch khám với bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài làm bạn lo lắng, đặc biệt khi bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh.
Bác sĩ sẽ hỏi thêm để đánh giá thêm những nguyên nhân gây bệnh gan khác như: uống nhiều rượu nhiễm gan siêu vi B và C, bệnh Wilson, dùng thuốc (methotrexate, corticoid, tamoxifen…), gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai, khiếm khuyết chuyển hóa bẩm sinh…
Phòng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu như thế nào?
Sau đây là một số cách giúp giảm nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu:
- Chế độ ăn lành mạnh: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt…
- Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm lượng calo và tập thể dục nhiều hơn khi bạn có thể trạng thừa cân béo phì.
- Tập luyện thể dục đều đặn, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ.
Khi cảm thấy các triệu chứng như trên cần đến phòng khám để tầm soát ung thư và trao đổi thêm với bác sĩ về các tình trạng của bạn để được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.
Tham khảo: Mayo Clinic
#pasteur
#benhgannhiemmokhongdoruou