1. Bế sản dịch là gì?
Sản dịch được bao gồm phần sót lại của nước ối, những cục máu đông nhỏ từ vị trí nhau bám, các mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, những chất dịch tiết từ vết thương tại cổ tử cung và âm đạo của sản phụ sau khi sinh. Sản dịch trong tuần đầu sau sinh có thể có màu đỏ hoặc hồng kèm cục máu đông nhỏ, những ngày sau đó màu của sản dịch nhạt dần, không còn xuất hiện cục máu đông và lượng giảm ít hơn.
Quá trình sản dịch sau sinh kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, nếu sau giai đoạn này sản dịch vẫn còn ứ đọng trong tử cung thì sản phụ có khả năng bị bế sản dịch (tắc sản dịch). Bế sản dịch có thể gặp khi sinh thường hay sinh mổ, tuy nhiên thường gặp hơn trong phương pháp sinh mổ. Sản dịch là môi trường vi khuẩn dễ phát triển, do đó nếu không phát hiện bế sản dịch kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sản dịch bị nhiễm khuẩn.
2. Nguyên nhân của bế sản dịch là gì?
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bế sản dịch bao gồm:
- Sản phụ mất máu nhiều khi sinh nên tử cung go hồi chậm
- Sót nhau
- Tử cung bị giãn quá mức làm trương lực cơ tử cung kém
- Thai lớn, đa thai, đa ối, chuyển da kéo dài
- Sản phụ ít vận động sau sinh
- Sản dịch không thể thoát ra ngoài do cổ tư cung bị đóng kín
3. Triệu chứng của bế sản dịch là gì?
Thời gian thoát sản dịch sau sinh ở mỗi sản phụ có thể khác nhau. Sản phụ cần theo dõi màu sắc, lượng sản dịch và các dấu hiệu khác để tự theo dõi về tình trạng bế sản dịch. Sau đây là một số triệu chứng mà sản phụ có thể theo dõi sau sinh:
- Sản dịch có mùi hôi, tanh khó chịu
- Sản dịch vẫn có màu đỏ tươi, không nhạt màu ở những ngày sau
- Sờ bụng có khối cứng
- Sốt
- Căng tức và đau vùng hạ vị
Nếu nghi ngờ bế sản dịch, sản phụ cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Khi phát hiện bế sản dịch, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa để lấy hết phần dịch còn ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài.
4. Phòng ngừa bế sản dịch như thế nào?
- Cho trẻ bú mẹ: cho trẻ bú càng sớm càng tốt để giúp tử cung go hồi tốt giúp đẩy sản dịch ra ngoài
- Vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ sản dịch ra ngoài dễ hơn.
- Vệ sinh đúng cách: dùng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng dung dịch vệ sinh để được tư vấn cụ thể hơn. Thường xuyên thay băng vệ sinh và vệ sinh vùng âm đạo sau mỗi lần thay băng. Rửa tay trước mỗi lần thay băng. Không nên thụt rửa âm đạo. Không dùng các loại giấy, khăn có mùi hương để lau vùng âm đạo.
- Mặc trang phục thoải mái, dễ chịu.
- Để nhận được lời khuyên từ bác sĩ, mọi người nên tới phòng khám phụ khoa để nhận được các tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
- Liên hệ với chúng tôi tại : https://pasteur.com.vn/dat-lich-kham để được tư vấn thêm.