Ý NGHĨA KHI NỒNG ĐỘ LH THAY ĐỔI

Hormon LH (Luteinising hormon) còn được biết với tên gọi hormon tạo hoàng thể là hormon sinh dục được các tế bào phần trước tuyến yên sản xuất. Hormon này đóng vai trò quan với điều hòa hoạt động của tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở phụ nữ. Xét nghiệm nồng độ Hormon LH giúp dự đoán thời điểm rụng trứng ở người phụ nữ, hỗ trợ trong vô sinh hiếm muộn.

Sự thay đổi hormon LH trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, Hormon LH có chức năng khác nhau ở nửa đầu và nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, Hormon LH cần thiết cho việc kích thích các nang noãn để sản xuất Estradiol. Khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ Hormon LH tăng cao làm nang noãn bị vỡ và giải phóng noãn bào trưởng thành. Quá trình này gọi là sự rụng trứng ở người phụ nữ.

Trong nửa sau của chu kỳ kinh, phần còn lại của nang noãn sẽ tạo thành hoàng thể. Lúc này, hormone LH có vai trò kích thích hoàng thể sản xuất progesterone – hormone cần thiết để hỗ trợ giai đoạn đầu của thai kỳ khi sự thụ tinh xảy ra.

Thay Đổi Nồng Độ Hormon Lh
Ý nghĩa khi nồng độ Hormon LH thay đổi

Ý nghĩa của việc thay đổi nồng độ hormon LH

  • Ở nữ giới: Nồng độ Hormon LH cao trong máu của một người phụ nữ có thể là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng nguyên phát. Nồng độ Hormon LH thấp có thể là dấu hiệu của suy buồng trứng thứ phát, có nghĩa là vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (một phần của não).
  • Ở nam giới: Ở nam giới, nồng độ Hormon LH cao trong máu là dấu hiệu của vấn đề về tinh hoàn. Nồng độ Hormon LH thấp có nghĩa là vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Những người có lượng hormone luteinizing cao có thể bị vô sinh, bởi vì hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản. Ở phụ nữ, nồng độ hormone LH quá cao thường liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang, tạo ra mức testosterone không phù hợp. Một số điều kiện di truyền, như hội chứng Turner hoặc hội chứng Klinefelter, cũng có thể gây ra nồng độ cao của hormone. Những người có các điều kiện này thường không thể có con.

Nồng độ hormone luteinizing thấp cũng có thể gây vô sinh, vì mức độ không đủ sẽ hạn chế việc sản xuất tinh trùng hoặc quá trình rụng trứng. Quá ít hormone luteinizing sẽ làm ngừng rụng trứng ở phụ nữ hoặc tạo ra sự thiếu hụt bài tiết hormone giải phóng gonadotrophin (GnRH) ở nam giới.

Có thể nói, xét nghiệm nồng độ Hormone LH có vai trò quan trọng để kiểm tra chức năng sinh sản. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi xét nghiệm LH để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Nồng độ LH tăng cao có ý nghĩa gì?

Hormon Gonadotropin từ vùng dưới đồi tham gia điều hòa quá trình tổng hợp và giải phóng LH và FSH. Khi nồng độ hormon tuyến sinh dục giảm, hormon Gonadotropin được giải phóng làm LH tăng lên và ngược lại.

Đo nồng độ LH là một phương pháp dự đoán thời điểm rụng trứng, có thể được hỗ trợ trong những trường hợp vô sinh hiếm muộn. Khi LH quá cao, việc sản xuất steroid sinh dục từ tinh hoàn hay buồng trứng bị tác động, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, trong đó thường gặp ở những trường hợp hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Turner…

Nồng độ LH thấp có ý nghĩa là gì?

Hormon LH giúp hỗ trợ chức năng tinh hoàn và buồng trứng, do đó, khi nồng độ LH trong cơ thể giảm quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng vô sinh ở cả nam giới và phụ nữ. Trong hội chứng Kallmann, sự thiếu hụt hormone Gonadotropin từ vùng dưới đồi làm giảm nồng độ LH trong máu ở nam giới. Hormon LH giảm quá thấp ở người phụ nữ có thể dẫn đến không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc gây vô kinh.

Có nhiều phương pháp giúp kiểm tra nồng độ hormon LH: đo nồng độ LH trong nước tiểu, kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung, sử dụng bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng tại nhà…nhưng phương pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm máu. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện thay đổi nồng độ LH  tại khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868