Xét nghiệm tiền hôn nhân là gì?
Xét nghiệm tiền hôn nhân là một phần của khám sức khỏe tiền hôn nhân, giúp phát hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe trước hôn nhân ở cả nam và nữ. Từ đó, lập kế hoạch để xây dựng được một gia đình lành mạnh và khỏe mạnh. Việc khám sức khỏe trước hôn nhân thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm đối với vợ chồng hoặc con cái sau này. Cần kiểm tra tổng quát sức khỏe tiền hôn nhân để:
- Tầm soát bệnh lý di truyền, bệnh truyền nhiễm…để đảm bảo an toàn cho vợ chồng và các con. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các biện pháp phù hợp
- Đánh giá nguy cơ và nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở cả vợ và chồng
- Tư vấn thời gian sinh con để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện
Lợi ích khi thực hiện xét nghiệm tiền hôn nhân
Ngoài ra, khám sức khỏe tiền hôn nhân còn giúp nâng cao kiến thức về xây dựng hôn nhân, tránh các thương tổn về mặt tâm lý, xã hội, giảm áp lực cho các cơ sở y tế và ngân hàng máu…
Khuyến cáo nên xét nghiệm tiền hôn nhân ở tất cả các cặp vợ chồng trước hôn nhân. Tùy theo từng trường hợp và bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các xét nghiệm cần thiết:
- Nhóm bệnh truyền nhiễm và bệnh lây qua đường tình dục: HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi mào gà, viêm gan B, viêm gan A …Người nhiễm viêm gan B có khả năng sinh con và kết hôn bình thường nếu được phát hiện và điều trị
- Đánh giá sức khỏe sinh sản: xét nghiệm tinh dịch đồ, nội tiết nam và nữ, chụp phim tử cung vòi trứng có cản quang
- Xét nghiệm máu, nhóm máu hệ ABO và hệ Rh, chức năng gan, thận, xét nghiệm nước tiểu…
- Xét nghiệm các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh thường gặp như: hội chứng Down, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia…
- Đánh giá nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh lý khác: đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền sử rối loạn tâm thần…
Những cặp vợ chồng đang có dự định kết hôn cần thực hiện sàng lọc trước hôn nhân ít nhất 3 tháng để có thể lên kế hoạch cụ thể, mang lại lợi ích sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình thần cho cuộc sống hôn nhân gia đình.
Xét nghiệm tiền hôn nhân bao gồm những gì?
Tổng quát
Trước khi thực hiện các xét nghiệm, mỗi người đều cần được đánh giá sức khỏe tổng quát, cụ thể như sau:
Tiền sử: bao gồm tiền sử gia đình và cá nhân. Cần nêu rõ những bệnh lý mà bản thân từng mắc trong đời, đặc biệt nếu nó có yếu tố di truyền (ví dụ: bạn mắc hen phế quản thuở nhỏ, gia đình có ông bà cũng mắc bệnh tương tự,…). Một số bệnh di truyền từ gia đình mặc dù bạn không mắc nhưng vẫn có nguy cơ bộc lộ ở đời sau cũng cần nói rõ.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát: đo dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, nhịp nhở, nhịp tim, mạch), cân nặng, chiều cao,…
Xét nghiệm chức năng sinh hóa cơ bản như: gan, thận, tiểu đường, mỡ máu, tuyến giáp,… Xét nghiệm nhóm máu, các bệnh truyền nhiễm,
Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp, chụp X-quang tim phổi, điện tim.
Các xét nghiệm cần thiết
Tổng phân tích tế bào máu: giúp phát hiện các bệnh lý bất thường về tạo máu, sàng lọc bệnh lý tan máu bẩm sinh thalassemia.
Phân tích nước tiểu: đánh giá chức năng hoạt động của thận,… tìm vi khuẩn, phát hiện các bệnh lý liên quan,….
Kiểm tra hormone sinh dục nữ và nam.
Nhiễm sắc thể đồ: kiểm tra các vấn đề liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể. Nếu bố hoặc mẹ đều cùng mang nhiễm sắc thể bất thường, có khả năng sẽ khiến trẻ sinh ra mắc bệnh lý di truyền,… Thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp cặp đôi phát hiện các bất thường và tiên lượng nguy cơ di truyền bệnh để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Tham khảo: Wikipedia
>>> Liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 trong trường hợp bạn cần khám sản phụ khoa, hoặc thực hiện các xét nghiệm tầm soát như xét nghiệm tiền hôn nhân