Vậy viêm thanh quản cấp là gì? các dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây nên – Khi nào thì đưa trẻ đi khám bác sĩ.. Tất cả các câu hỏi liên quan sẽ được phòng khám Pasteur chia sẻ đầy đủ chi tiết qua bài viết sau đây
1/ Viêm thanh quản cấp là gì
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Viêm thanh quản cấp có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại: viêm thanh quản cấp ở trẻ em, viêm thanh quản cấp ở người lớn nhưng thường hay gặp ở trẻ em nhiều hơn.
2/ Các dấu hiệu – triệu chứng
Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị viêm dây thanh quản chính là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như:
- Trẻ bị sốt nhẹ khoảng 37.5 – 38 độ C
- Ho khan, nhiều nhất vào ban đêm.
- Đau họng
- Ngứa cổ
- Nghẹt mũi
- Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.
- Bệnh hay xảy ra vào ban đêm bắt đầu bằng triệu chứng cúm, khó thở thanh quản xảy ra tăng dần và có dấu hiệu điển hình trong vài giờ.
Nếu xuất hiện các triệu chứng như trên cha mẹ hãy đưa trẻ đến các đơn vị chuyên khoa khám nhi để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi nhé
Cơn khó thở thanh quản cấp được chia thành 3 cấp độ:
- Cấp độ nhẹ: Trẻ ho, khàn tiếng, chỉ có tiếng thở rít khi khóc. Giai đoạn này trẻ chưa phải nhập viện, tuy nhiên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà.
- Cấp độ Trung bình (Khó thở thanh quản điển hình): Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở thì thở vào, thở nhanh. Khi nhận thấy những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.
- Cấp độ nặng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Lúc này trẻ bị tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
3/ Các nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm thanh quản ở trẻ em là do trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm từ virus hoặc do trẻ la hét quá nhiều khiến cho dây thanh âm bị kích thích (trẻ hát lớn cũng có thể bị viêm thanh quản).
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác được xem là nguyên nhân gây viêm thanh quản trẻ em là:
- Trẻ bị dị ứng với khói thuốc lá, hóa chất… gây kích thích dây thanh âm.
- Một số loại vi khuẩn gây bệnh sổ mũi và cảm cúm ở trẻ có thể khiến dây thanh âm bị nhiễm trùng.
- Trẻ tiếp xúc nhiều với hệ thống máy điều hòa, máy giữ ẩm không khí sẽ làm cuống họng dễ bị khô và gây viêm.
- Trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến lượng axit trong bao tử bị trào ngược lên kích thích dây thanh âm.
- Trẻ bị chấn thương, viêm phổi hoặc viêm đường hô hấp trên do virus.
4/ Viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không
Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến trong vòng 5 – 7 ngày rồi tự khỏi nếu không xảy ra biến chứng, đặc biệt là những biến chứng bội nhiễm dẫn đến đồng mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác, làm cho sức đề kháng của trẻ giảm sút trầm trọng như: viêm tai, viêm phổi… Vì thế, cha mẹ cần phải theo dõi sát các dấu hiệu bệnh của trẻ, đặc biệt là các dấu hiệu của biến chứng như: đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở tăng dần…
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến khá nguy hiểm, do đặc điểm ở trẻ có hiện tượng phù nề dữ dội, trong khi kích thước đường thở lại nhỏ, chỉ bằng 1/3 so với người lớn, các tổ chức liên kết ở vùng này lại khá lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong ở trẻ em. Đôi khi quá trình viêm thanh quản cấp sẽ tạo nên những ổ áp – xe rồi vỡ, loét do bội nhiễm làm mủ tràn xuống khí – phế quản dẫn đến viêm khí – phế quản, nặng hơn là viêm phổi.
5/ Các cách phòng ngừa
Một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế bị viêm thanh quản cấp ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý
+ Không cho trẻ la hét quá lớn khi vui đùa để tránh khàn giọng.
+ Cho trẻ uống nhiều nước để giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch.
+ Không cho trẻ ở quá lâu trong phòng có máy điều hòa không khí mà không có máy tạo độ ẩm, vì dễ làm cho cuống họng trẻ bị khô.
+ Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói, bụi, thuốc lá…
+ Nên cách ly trẻ với những người mắc bệnh (viêm đường hô hấp trên, cúm…) để tránh lây lan.
+ Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.
+ Không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời khi trời khuya, không đưa trẻ đi chơi những nơi đông người, nhất là khi đang có dịch bệnh về đường hô hấp.
+ Khi trẻ có những dấu hiệu viêm thanh quản cấp bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5/ Nên làm gì khi trẻ bị viêm thanh quản cấp
Khi mắc Viêm thanh quản cấp, trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, nghỉ học ở trường, hạn chế nói chuyện, giữ ấm người, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, gan bàn chân, bàn tay.
Khi trẻ có những biểu hiện bội nhiễm như: Sốt, ho, chảy mũi… thì phải dùng kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi.
Mẹ có thể giúp trẻ làm giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách đắp khăn nhúng nước ấm rồi vắt cho kiệt nước, đắp trước cổ trẻ khi khăn còn ấm nóng. Xông hơi trong phòng ngủ với tinh dầu thơm để thông mũi trẻ, nhỏ thuốc ngạt mũi, súc họng… giúp trẻ giảm đau, giảm ho và viêm họng.
Theo dõi các triệu chứng bệnh của trẻ, đặc biệt chú ý đến hơi thở, thân nhiệt, tổng trạng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi tình trạng của trẻ chuyến xấu.
….
Ngoài ra nếu cha mẹ cần tư vấn trao đổi cụ thể hơn về sức khỏe của trẻ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 chuyên khoa khám nhi của phòng khám Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu trò chuyện cũng như đặt lịch hẹn thăm khám đầy đủ và đưa ra những lời khuyên bổ ích
Xem thêm