Bệnh nhiễm trùng tai (Viêm tai giữa) ở trẻ em

Nhiễm trùng tai hay Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 50% trẻ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong năm đầu đời. Đặc biệt là giữa các thời tiết giao mùa rất dễ phát sinh bệnh..

Bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin gửi đến các bậc phụ huynh các kiến thức cơ bản về bệnh để mọi người nắm bắt được các triệu chứng, nguyên nhân và cách hạn chế cũng như điều trị bệnh như thế nào.

Viêm tai giữa là gì?

Nhiễm trùng tai còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính, là tình trạng viêm nhiễm phần giữa của ống tai. Đa phần tình trạng này gây ra do vi khuẩn tồn tại ở đường mũi họng mà hầu như tất cả trẻ em đều có. Viêm tai giữa thường xảy ra sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp, như cảm lạnh hoặc cúm.

Ở một số trẻ, dịch này có thể tích tụ trong tai trong vài tuần đến vài tháng sau khi triệu chứng đau và nhiễm trùng đã biến mất. Dịch này có thể gây mất thính giác và thường là nhẹ và tạm thời. Nếu mất thính giác kéo dài, đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề về ngôn ngữ và lời nói, đặc biệt là ở trẻ vì có nguy cơ gặp vấn đề với ngôn ngữ hoặc học tập.

Viêm Tai Giữa Là Gì?

1/ Triệu chứng, biểu hiện viêm tai giữa

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Bứt tai
  • Dễ khó chịu, quấy khóc hoặc ít hoạt động hơn trước
  • Chán ăn và không ăn nhiều
  • Nôn hoặc tiêu chảy

Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường là đau tai hoặc mất thính giác tạm thời.

2/ Nguyên nhân gây nên

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách do áp lực gia tăng. Tai giữa viêm có thể khiến bé bị sốt khi cơ thể cố gắng kháng lại vi khuẩn hay virus gây bệnh. Loại bệnh này gọi là viêm tai giữa cấp.

Nhiễm trùng tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông. Đa phần các bé trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi đều mắc bệnh.

3/ Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa?

Nếu bạn nghĩ con bạn bị nhiễm trùng tai thì nên đến khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám tai trẻ và làm các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng hiện tại của trẻ.

4/ Bạn có thể làm gì để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn?

Bạn có thể cho trẻ uống thuốc, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau. Nhưng không được dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi vì aspirin có thể gây ra một bệnh lý nguy hiểm gọi là hội chứng Reye.

Hầu hết các bác sĩ không khuyến nghị bạn nên điều trị nhiễm trùng tai bằng thuốc trị cảm và ho. Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

5/ Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Các bác sĩ có thể điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh. Loại thuốc này có tác dụng diệt các vi khuẩn gây ra một số bệnh nhiễm trùng tai. Kháng sinh được kê hay không tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh vì nhiều bệnh nhiễm trùng tai là do virus và kháng sinh không tiêu diệt được virus. Do đó, nhiều trẻ bị nhiễm trùng tai không cần dùng kháng sinh.

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, đôi khi bác sĩ tránh kê đơn thuốc kháng sinh.

Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi các triệu chứng của trẻ trong 1 hoặc 2 ngày trước khi thử dùng kháng sinh nếu:

  • Tổng trạng chung của trẻ tốt
  • Tình trạng sốt và đau tai không nghiêm trọng

Bạn và bác sĩ nên thảo luận về việc có nên cho trẻ dùng kháng sinh hay không. Điều này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, các vấn đề về sức khỏe và số lần bị nhiễm trùng tai trước đây.

Điều Trị Viêm Tai Giữa Như Thế Nào

6/ Khi nào nên đến khám bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ khi:

  • Sau 1 đến 2 ngày, nếu bạn đang theo dõi các triệu chứng của trẻ. Nếu triệu chứng đau tai và sốt không giảm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Sau 2 ngày, nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh và các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn.

Bạn cũng nên cho trẻ đến gặp bác sĩ sau khi điều trị nhiễm trùng tai một vài tháng nếu trẻ dưới 2 tuổi hoặc có vấn đề về ngôn ngữ hoặc học tập. Bác sĩ sẽ khám tai để đảm bảo dịch tích tụ trong tai đã biến mất. Trẻ có thể cần làm xét nghiệm theo dõi để kiểm tra thính giác.

Nếu dịch tích tụ trong tai gây mất thính lực và không biến mất sau vài tháng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị để giúp thoát hết dịch. Phương pháp điều trị là phẫu thuật để bác sĩ đặt một ống nhỏ vào màng nhĩ.

7/ Cách dự phòng nhiễm trùng tai ở trẻ

Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai nhiều lần, hãy hỏi bác sĩ những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ tiêm vắc-xin thông thường (có thể trẻ tiêm còn thiếu). Bác sĩ cũng có thể thảo luận với bạn về những nguy cơ và lợi ích của:

  • Cho trẻ uống thuốc kháng sinh mỗi ngày trong những tháng nhất định trong năm
  • Phẫu thuật đặt một ống nhỏ vào màng nhĩ của trẻ

……

Như vậy bài viết trên đây Pasteur đã chia sẻ cho các bậc cha mẹ đầy đủ các kiến thức cơ bản về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em để mọi người hiểu rõ hơn cũng như phòng ngừa và đưa con đi khám bác sĩ kịp thời nếu gặp phải các trường hợp nêu trên..

Ngoài ra nếu cần tư vấn _ trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề liên quan.. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám trẻ em tại Pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt và bổ ích nhất

Xem thêm