Viêm cầu thận cấp là một trong những căn bệnh khá phổ biến tại những nước đang phát triển. Ở Việt Nam ta, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn ở trẻ em xảy ra với nhiều diễn biến phức tạp và rất đáng lưu tâm. Vậy viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn là gì? Các triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này ra sao? hãy cùng Pasteur tìm hiểu qua bài viết này.
1. Tổng quan về viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu
- Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu là thể viêm cầu thận cấp thường gặp nhất trên thế giới, chủ yếu gặp ở những nước đang phát triển, gặp chủ yếu ở trẻ từ độ tuổi 2-12, tỷ lệ mắc ở nam/nữ là 2/1, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng do các biến chứng suy thận cấp, suy tim cấp, phù phổi cấp… nếu điều trị không đúng cách có thể dẫn tới biến chứng suy thận mạn ở những giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
- Do cơ chế tự miễn, thường khởi phát sau khi trẻ nhiễm liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra vào mùa hè (tình trạng nhiễm trùng ở da) hoặc xảy ra vào mùa đông (tình trạng viêm họng), có liên quan đến điều kiện sống và vệ sinh môi trường xung quanh.
- Viêm cầu thận cấp là một hội chứng lâm sàng với những đặc trưng bao gồm: tiểu máu, tiểu đạm, phù, tăng huyết áp, tăng creatinin máu.
2. Triệu chứng của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu là gì?
- Tiền sử có nhiễm trùng trước đó: viêm họng (1-3 tuần), nhiễm trùng da (3-6 tuần)
- Phù: là triệu chứng thường gặp, phù có thể xuất hiện ở mặt, mí mắt, 2 chân, dễ nhận thấy nhất ở vùng mắt cá chân
- Tiểu ít: thường xuất hiện trong tuần đầu của bệnh, lượng nước tiểu ít hơn 500 ml/ngày
- Tiểu máu: có thể là tiểu máu đại thể (nhìn thấy nước tiểu có màu đỏ đục như nước rửa thịt) hoặc tiểu máu vi thể (phát hiện có hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm, mắt thường không nhìn thấy được).
- Tiểu đạm: có protein trong nước tiểu
- Sốt: thường sốt nhẹ 37.5-38.5oC, đau tức vùng hông lưng, đau bụng, đi cầu lỏng, buồn nôn
- Tăng huyết áp: thường gặp trong 50% viêm cầu thận cấp ở trẻ em, huyết áp có thể dao động khoảng 140/90 mmHg hoặc nhiều trường hợp có thể tăng lên 180/100 mmHg, trẻ có triệu chứng đau đầu, chóng mặt hoặc co giật và có thể dẫn tới tử vong
3. Chăm sóc trẻ và theo dõi định kỳ
- Bố mẹ nên theo dõi cân nặng, tình trạng phù, lượng nước tiểu, huyết áp, nhiệt độ của trẻ hằng ngày
- Khi ra viện cần đưa trẻ tái khám định kỳ mỗi tháng trong 3 tháng đầu tiên, sau đó mỗi 3 tháng tái khám hoặc ít nhất 1 năm.
4. Dự phòng viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu như thế nào?
- Vệ sinh thân thể và răng miệng cho trẻ sạch sẽ
- Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp trẻ hồi phục hoàn toàn
#pasteurclinic
#children
#viemcauthancap
Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.
❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám
❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng