Ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến thứ 5 tại Việt Nam với độ tuổi trung bình mắc phải đang càng ngày trẻ hóa. Trong bài viết này, Phòng khám đa khoa Pasteur sẽ giúp bạn chuẩn bị những thông tin hữu ích để phòng ngừa ung thư tuyến giáp.
1. Ung thư tuyến giáp là gì
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm ở đáy cổ họng. Nó là một phần của hệ thống nội tiết, hệ thống cơ thể sản xuất hormone để điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Tuyến giáp tạo ra hormone thyroxine, giúp cơ thể điều hòa:
- Sự trao đổi chất
- Áp suất động mạch
- Nhịp tim
- Nhiệt độ cơ thể
- Trọng lượng cơ thể
Ung thư là tình trạng các tế bào trong cơ thể phát triển không kiểm soát được. Mỗi loại ung thư được đặt tên theo phần cơ thể nơi chúng bắt đầu phát triển bất thường và tạo thành khối u.
Ung thư tuyến giáp là ung thư bắt đầu ở tuyến giáp.
2. Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không
Ung thư tuyến giáp có thể được phân thành nhiều loại, và mức độ nguy hiểm của từng loại khác nhau. Thông thường, đây là loại ung thư có thể điều trị được. Một số loại ung thư tuyến giáp có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là hơn 99% khi được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu. Dưới đây là tóm tắt về mức độ nguy hiểm của một số loại ung thư tuyến giáp:
● Ung thư tuyến giáp thể nhú: Chiếm hơn 80% các trường hợp, tốc độ phát triển chậm, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán là hơn 99%.
● Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm khoảng 10-15% các trường hợp, có khả năng di căn nhanh đến phổi và xương, khó điều trị hơn so với thể nhú, tỷ lệ sống thêm 5 năm có thể đạt hơn 90% nếu phát hiện sớm.
● Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm khoảng 2% các trường hợp, khó phát hiện và điều trị, nhưng tỷ lệ sống thêm 5 năm gần như 100% nếu phát hiện và can thiệp sớm.
● Ung thư tuyến giáp kém biệt hóa: Đây là dạng ung thư hiếm gặp và khó điều trị nhất, ỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng 31% nếu phát hiện từ giai đoạn khu trú, giảm còn 4% nếu đã di căn.
U tuyến giáp lành tính thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngược lại, u tuyến giáp ác tính hay ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm và cần can thiệp điều trị sớm để cải thiện tiên lượng sống.
3. Các nguyên nhân ung thư tuyến giáp thường gặp
Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp vẫn chưa được xác định chính xác. Nhưng các chuyên gia đã chỉ ra có một số nguyên nhân phổ biến có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp:
- Yếu tố di truyền: Nếu một người có người thân trong gia đình từng mắc ung thư tuyến giáp, nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp của người đó cũng có thể cao hơn so với người thường.
- Giới tính: Các nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới có khả năng mắc ung thư tuyến giáp nhiều hơn nam giới.
- Rối loạn hormone và mắc các bệnh tuyến giáp: Tiền sử bệnh liên quan đến tuyến giáp hay rối loạn hormone tuyến giáp có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
- Tiếp xúc với tia X, tia UV hoặc nhiễm phóng xạ: Tiếp xúc dài hạn với tia X, tia UV hoặc nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Những người đã được điều trị bằng tia X ở khu vực cổ (ví dụ như điều trị các loại ung thư khác) có thể có nguy cơ tăng.
- Một số nguyên nhân khác: Bệnh lý béo phì, lối sống không khoa học như uống rượu thường xuyên, hút thuốc…
Cần lưu ý rằng, chỉ vì bạn có một hoặc nhiều yếu tố trên không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ mắc phải ung thư tuyến giáp. Do vậy, để phát hiện sớm bệnh, dưới đây là những dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể lưu ý.
4. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Một số dấu hiệu ở đoạn đầu mà bệnh nhân có thể phát hiện sớm là:
- U trong cổ họng
- Sưng hoặc nốt sần ở cổ của bạn
- Đau cổ, bắt đầu từ phía trước và đôi khi di chuyển lên đến tai
- Giọng khàn khàn
- Thay đổi giọng nói kéo dài
- Khó nuốt
- Khó thở
- Ho dai dẳng
Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu này, bạn có thể tìm đến những phòng khám, bệnh viện uy tín như Phòng khám đa khoa Pasteur để được chẩn đoán chính xác nhất.
5. Điều trị ung thư tuyến giáp
Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.:
- Theo dõi: Trong trường hợp u tuyến giáp dạng nhú nhỏ, bác sĩ sẽ không chỉ định thuốc, mổ hay đốt mà sẽ ưu tiên theo dõi.
- Phẫu thuật: Tùy vào tình trạng khối u và sức khỏe bệnh nhân mà có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phương pháp này thường được sử dụng khi khối u lớn từ 1-4 cm.
- Iốt phóng xạ: Tuyến giáp hấp thụ gần như tất cả iốt trong cơ thể. Vì vậy, bằng cách sử dụng iốt phóng xạ, bác sĩ có thể sử dụng chức năng này để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: Hóa trị sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt hoặc kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư, hóa trị có thể được sử dụng như một phương pháp chính hoặc kết hợp với các phương pháp khác.
- Xạ trị: Xạ trị là việc sử dụng tia X hoặc tia gamma để tiêu diệt hoặc làm giảm kích thước của khối u. Nó thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại hoặc khi không thể thực hiện phẫu thuật.
Sau điều trị, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi sự phục hồi của người bệnh và kiểm soát mức hormone tuyến giáp để đảm bảo rằng nó ổn định và không tái phát.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư tuyến giáp mà Phòng khám đa khoa Pasteur đã cung cấp cho bạn. Nếu có thắc mắc cần đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao của chúng tôi tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ ngay hotline 0236.9999.868 nhé!