Ung thư cổ tử cung là 1 trong những bệnh nguy hiểm mà phụ nữ hiện đang đang mắc phải rất là nhiều trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.. Chính vì thế việc biết cách phòng ngừa cũng như có các kiến thức cơ bản và thăm khám sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng hơn..
Vậy ung thư cổ tử cung là gì? các dấu hiệu cũng như nguyên nhân và cách điều trị như thế nào.. Bài viết sau đây Pasteur xin gửi đến bạn đọc các kiến thức cơ bản để mọi người hiểu rõ hơn.
Tử cung chia thành 3 phần: đáy, thân và cổ, trong đó cổ tử cung nằm ở phần thấp nhất của tử cung. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bình thường trong cổ tử cung thay đổi thành các tế bào bất thường, sau đó phát triển và nhân lên mà không kiểm soát. Hầu hết phụ nữ bị ung thư cổ tử cung được phát hiện và điều trị sớm có kết quả tốt.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện triệu chứng, thường là chảy máu âm đạo xảy ra:
- Vào giữa các chu kỳ kinh nguyệt (chảy máu xảy ra khi phụ nữ không có kinh)
- Sau khi quan hệ
- Sau mãn kinh
Những triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi các bệnh lý không phải là ung thư. Nhưng nếu bạn bị chảy máu âm đạo vào những thời điểm này, hãy trao đổi với bác sĩ.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là “Pap smear”) được sử dụng để sàng lọc phụ nữ ung thư cổ tử cung. Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng một dụng cụ trông giống mỏ của con vịt (được gọi là mỏ vịt) đặt vào âm đạo người phụ nữ và sử dụng một que lấy mẫu, quét trên bề mặt của cổ tử cung.
Sau đó quết tế bào lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm vi-rút gây u nhú ở người (HPV) (nhiễm HPV có thể gây ung thư cổ tử cung).
Nếu kết quả xét nghiệm là bất thường, bác sĩ tiến hành sinh thiết cổ tử cung (lấy một mẫu mô nghi ngờ bất thường). Để quan sát cổ tử cung tốt hơn khi sinh thiết, có thể sử dụng một ống kính phóng đại gọi là “dụng cụ soi âm đạo”.
Đôi khi các tế bào tìm được không phải là tế bào ung thư, nhưng là bất thường và có khả năng cao phát triển thành ung thư. Nếu bạn có những tế bào “tiền ung thư” này, bác sĩ có thể điều trị theo những cách khác nhau.
Bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ trước khi trở thành tế bào ung thư, hoặc tiếp tục theo dõi sát một thời gian.
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung
Xác định giai đoạn ung thư là cách giúp bác sĩ tìm ra ung thư đã lan rộng đến đâu.
Việc điều trị phù hợp cho bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn ung thư, tuổi và các vấn đề sức khỏe khác. Việc điều trị của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào mong muốn có thai của bạn trong tương lai.
Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ung thư cổ tử cung có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau:
Phẫu thuật – Cắt bỏ ung thư bằng phẫu thuật, các loại phẫu thuật khác nhau liên quan đến:
- Cắt bỏ cổ tử cung, tử cung và phần trên của âm đạo – Được gọi là “cắt tử cung triệt căn”.
- Cắt bỏ tất cả hoặc một phần của cổ tử cung nhưng giữ lại tử cung – Thủ thuật này chỉ được thực hiện trong các tình huống đặc biệt.
Xạ trị – Phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị – Là thuật ngữ y học để chỉ các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển.
Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung thường được kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc.
Điều gì cần làm nếu muốn mang thai?
Nếu bạn muốn có con, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi điều trị. Một số phụ nữ vẫn có thể mang thai sau khi được điều trị ung thư cổ tử cung. Nhưng, vẫn có người không thể mang thai sau một số phương pháp điều trị, như cắt tử cung, xạ trị hoặc một số loại hóa trị.
Phụ nữ thường có thể mang thai sau các loại điều trị khác. Nhưng cần đợi 6 đến 12 tháng trước khi mang thai vì cơ thể cần thời gian để chữa lành.
Cần làm gì sau điều trị?
Sau khi điều trị, bạn sẽ được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Các xét nghiệm có thể bao gồm khám lâm sàng, Pap smear và chụp X-quang.
Cần làm gì nếu ung thư cổ tử cung tái phát hoặc lan rộng?
Khi đó, bạn có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị mạnh hơn.
Tôi cần lưu ý điều gì nữa không?
Điều quan trọng là phải làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ về các lần thăm khám và xét nghiệm. Và cần trao đổi với bác sĩ của bạn về bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề bạn gặp phải trong quá trình điều trị.
Điều trị ung thư cổ tử cung gồm nhiều lựa chọn, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn cần chia sẻ suy nghĩ về phương pháp điều trị với bác sĩ, bất cứ khi nào bạn được đề nghị điều trị, hãy hỏi:
+ Lợi ích của phương pháp điều trị này là gì? Có khả năng giúp tôi sống lâu hơn không? Có làm giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng?
+ Nhược điểm của phương pháp điều trị này là gì?
+ Có lựa chọn nào khác ngoài phương pháp điều trị này không?
+ Điều gì xảy ra nếu tôi không điều trị theo phương pháp này?
Các bạn có thể xem thêm 1 số bài hữu ích khác
- Tầm soát ung thư là gì
- Ung thư được chẩn đoán như thế nào
- Những nguyên nhân gây nên thất bại trong điều trị ung thư
Có thể dự phòng ung thư cổ tử cung không?
Hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung do một loại vi-rút có tên là HPV (vi-rút gây u nhú ở người) lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Hiện nay đã có vacxin HPV. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về dự phòng bằng vacxin HPV.
Vacxin này có sẵn cho nam và nữ, và tiêm vacxin trước khi quan hệ tình dục lần đầu sẽ có thể gây miễn dịch một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. Ngoài ra, điều trị các tế bào tiền ung thư có thể ngăn cản khỏi sự phát triển thành ung thư cổ tử cung.
……
Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn + trao đổi cụ thể hơn về ung thư cổ tử cung có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám ung bướu tại Pasteur qua địa chỉ bên dưới để được các bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra những lời khuyên tốt nhất
Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt!
BS CKII Nguyễn Hữu Hòa
Phòng khám đa khoa Pasteur
? Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin
? Liên hệ tổng đài: 02363811868 để đặt lịch hẹn khám
? Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng