TỰ KHÁM VÚ CÓ LỢI ÍCH GÌ?

Các chị em tự khám vú nhằm phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ ung thư và đi khám sớm để có cơ hội chẩn đoán sớm.

1, MỤC ĐÍCH TỰ KHÁM VÚ

– Phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ ung thư (không có nghĩa chắc chắn là ung thư)

– Áp dụng trong 03 tình huống

  + Giữa 2 lần tầm soát ung thư vú

 + Khi có bướu vú hay bất thường ở vú cần theo dõi

 + Bệnh nhân ung thư vú tự theo dõi trước kỳ tái khám

2. LỊCH TRÌNH

Mỗi tháng 1 lần vào cùng thời điểm

Sau khi sạch kinh đối với phụ nữ còn kinh nguyệt

3. THỜI GIAN khám mỗi vú: 05 – 10 phút

4. CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG NẾU CÓ KHI TỰ KHÁM VÚ

  1. U cục trong vú
  2. U cục trong nách
  3. Đau vú (tỉ lệ ung thư thấp 1-6%, trung bình 3-4%)
  4. Núm vú thụt vào
  5. Núm vú đỏ loét
  6. Hai vú bất đối xứng
  7. Chảy dịch từ núm vú
  8. Có chỗ da đỏ
  9. Có chỗ da dày lên
  10. Có chỗ da lõm xuống
Hướng Dẫn Cách Tự Khám Vú Tại Nhà
Hướng dẫn cách tự khám vú tại nhà

 

5. CÁC BƯỚC TỰ KHÁM VÚ TẠI NHÀ

NHÌN:

  • Đứng trước gương, bộc lộ từ đầu đến thân mình
  • Giơ 2 tay lên đầu hoặc 2 tay chống hông
  • Toàn bộ hai vú có cân xứng hai bên không, có như nhau về độ lớn không?
  • Da vú có đỏ không, có chỗ dày lên không, có chỗ lõm xuống không?
  • Núm vú: có bị thụt xuống không, chảy dịch ra không, có loét không?

SỜ:

  • Sờ tìm u cục và nắn ép nhẹ núm vú và vú có ra dịch không?
  • Nằm ngửa/ngồi/đứng
  • Sờ bằng 3 ngón tay giữa (3 lóng đầu ngón tay)
  • Cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, hoặc trên xuống – dưới lên, từ ngoài vào trung tâm
  • Tay phải sờ vú trái và ngược lại tay trái sờ vú phải
  • Sờ toàn bộ vú, đừng quên sờ đuôi vú về phía nách
  • Sờ vùng nách

Tự Khám Vú Có Lợi Ích Gì? Ảnh Minh Họa

 

Thăm khám chuyên khoa ngay khi có ít nhất một trong những bất thường như trên, mang theo hồ sơ khám vú trước đây (nếu có)

Đừng hoảng loạn lên nếu bạn cảm thấy một khối u trong vú của bạn ngay từ lần khám đầu tiên. Lý do là có một số phụ nữ có thể có khối u cục trong vú và hầu hết các khối này là lành tính (hoàn toàn không phải ung thư). Nguyên nhân gây ra khối u trong vú mà không ung thư là sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, vào chu kỳ kinh, các bệnh lý u vú lành tính hoặc chấn thương.

Tuy nhiên, cần có sự thăm khám chuyên môn cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết mới có thể đảm bảo việc vú có u cục là không đáng lo ngại gì. Vậy nên, điều tốt nhất nên làm là đến khám bác sĩ khi bạn đã nhận thấy một khối u cũng như các thay đổi trên vú như chảy mủ, da co rút lại. Điều này cần phải càng được quan tâm nếu những thay đổi này kéo dài suốt hơn 1 chu kỳ kinh nguyệt.

Tại cuộc hẹn thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra lại bằng mắt thường và sờ nắn bằng đầu các ngón tay nhằm đưa ra những mô tả đầy đủ nhất về các đặc điểm của khối u cục trong nhu mô vú. Ngoài ra, hệ thống hạch bạch huyết xung quanh, như trên hõm thượng đòn, trong hố nách cũng cần được khảo sát. Quá trình thực hiện cũng tương tự như các tự thao tác như đã trình bày, đảm bảo toàn bộ nhô mô vú và đồng đều cả 2 bên.

Bên cạnh đó, chỉ định siêu âm cũng sẽ được đạt ra. Đây là phương tiện hình ảnh đầu tiên nhằm đánh giá một khối u, nhất là ở những phụ nữ dưới 30 tuổi hoặc đang mang thai, cho con bú. Đối với phụ nữ trên 30 tuổi hay không mang thai, cho con bú, phương tiện thay thế là chụp X-quang tuyến vú. Nếu một trong 2 kết quả siêu âm và chụp X quang tuyến vú có nghi ngờ bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các khảo sát hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp hình ảnh vú mức độ phân tử (MBI) và/hoặc sinh thiết để tìm ra bản chất của khối u là gì.

Tham khảo: Wikipedia

>> Hãy thuộc lòng đặc điểm 2 vú của mình để nhận biết bất thường nếu có. Các chị em phụ nữ có nhu cầu đăng ký dịch vụ “Hướng dẫn tự khám vú 1-1” dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ đội ngũ chuyên môn Pasteur cho đến khi thực hành thành thạo, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để được tư vấn cụ thể.

Tìm hiểu thêm qua Video hướng dẫn tự khám vú tại đây: