Tin tức / Blogs

TRIỆU CHỨNG CỦA POLYP ĐẠI TRÀNG

TRIỆU CHỨNG CỦA POLYP ĐẠI TRÀNG

Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là tình trạng tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tạo thành có hình dạng giống như một khối u, có thể có cuống hoặc không có cuống. Đa số các trường hợp Polyp đại tràng là lành tính, nhưng một số ít có khả năng phát triển thành ung thư

Triệu chứng thường gặp của Polyp đại tràng là gì?

Đa số các trường hợp polyp đại tràng sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào mà thường phát hiện polyp đại tràng tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám một bệnh lý khác. Một số triệu chứng có thể gặp như:

Thay đổi thói quen đại tiện: táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài có thể là biểu hiện của polyp đại tràng. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh của bệnh lý khác

Thay đổi màu sắc phân: Phân có thể có máu đỏ hoặc đen. Tuy nhiên, khi sử dụng các thực phẩm hoặc thuốc cũng cần chú ý vì chúng có thể thay đổi màu sắc phân của bạn 

Chảy máu từ trực tràng

Thiếu máu: Polyp đại tràng có thể gây chảy máu rỉ rả trong đại tràng, mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Do đó, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân được chỉ định cho các trường hợp tầm soát. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài có thể gây nên tình trạng thiếu máu.

Đau bụng, buồn nôn, nôn (hiếm gặp): một số trường hợp polyp lớn chèn ép vào lòng đại tràng có thể gây tắc ruột, gây ra triệu chứng đau bụng dữ dội, kèm buồn nôn, nôn, bí trung, đại tiện.

polyp đại tràng là gì?
Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp đại tràng

Do chế độ sinh hoạt

Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên sử dụng rượu, bia…

Thừa cân, béo phì, lối sống tĩnh tại, ít vận động

Thường xuyên stress, căng thẳng

Tuổi tác

Đa số các trường hợp polyp đại tràng thường được phát hiện ở các bệnh nhân trên 50 tuổi, rất ít các trường hợp dưới 40 tuổi

Tiền sử gia đình

Trong gia đình có cha, mẹ hoặc anh, chị, em ruột mắc polyp đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ mắc polyp

Một số bệnh lý di truyền hiếm gặp có liên quan đến đột biến gen gây ra polyp đại tràng

Làm gì để chẩn đoán polyp đại tràng?

Các xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán polyp đại tràng như

Nội soi đại tràng

Chụp cắt lớp vi tính (Nội soi đại tràng ảo)

Xquang đại tràng có thuốc cản quang

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn, cũng như bổ sung các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Tầm soát polyp và ung thư đại tràng trực tràng nên được thực hiện bắt đầu ở tuổi 50, đối với các trường hợp có nguy cơ cao, tiền sử gia đình có người mắc các bệnh lý như ung thư đại tràng hoặc các bệnh lý di truyền cần được thực hiện sớm hơn (ở độ tuổi 40)

Điều trị Polyp đại tràng

Bác sĩ của bạn có thể cắt bỏ tất cả các polyp khi phát hiện. Các phương pháp bao gồm:

Cắt bỏ trong quá trình tầm soát. Hầu hết các polyp có thể được loại bỏ bằng cách sinh thiết hoặc bằng một vòng thắt cắt polyp.

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Polyp quá lớn hoặc không thể cắt an toàn trong khi tầm soát thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Phẫu thuật nội soi, cắt qua ngã hậu môn TEO).

Cắt đại và trực tràng. Nếu bạn có một hội chứng di truyền hiếm gặp, như FAP, bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ đại trực tràng (cắt toàn bộ đại trực tràng).

Tham khảo: Wikipedia

>> Khi có các triệu chứng về tiêu hóa, có nhu cầu thăm khám tiêu hóa – gan mật hoặc thực hiện các xét nghiệm máu tầm soát tại Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 

bài viết liên quan

ĐẶT LỊCH HẸN

Vui lòng đặt lịch khám với chúng tôi trước để được phục vụ tốt hơn