Tin tức / Blogs

Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi? Nguyên nhân do đâu

Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi? Nguyên nhân do đâu

Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi là hiện tượng gặp rất nhiều hiện nay mà các ông bố bà mẹ không biết nguyên nhân do đâu. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Khi thấy lưỡi con yêu có màu trắng đục, nhiều người sẽ tỏ ra lo lắng. Nếu không phát hiện kịp thời và xử lý khéo léo sẽ khiến tình trạng tăng nặng thêm, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lưỡi của trẻ sơ sinh bị trắng? Bài viết sau đây phòng khám Pasteur xin chia sẻ 1 số các nguyên nhân để các bậc phụ huynh có thêm kiến thức đầy đủ hơn

trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

1/ Trắng lưỡi do tưa miệng

Tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men do sự phát triển quá mức của nấm Candida, thủ phạm gây ra nhiễm trùng nấm âm đạo và hăm tã. Nhiễm trùng sẽ hình thành trên các bộ phận của miệng liên quan đến hành động hút, bao gồm môi, lưỡi và bên trong má.

Đôi lúc, đầu núm ti của người mẹ chứa vi khuẩn nhưng bạn lại chẳng hề biết điều này, từ đó khiến chúng có cơ hội lây sang bé yêu khi con bú mẹ.

+ Các triệu chứng của bệnh tưa miệng

Không phải tất cả trường hợp trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi đều do bệnh tưa miệng. Do đó, bạn hay thử làm phép thử sau: Nếu bạn dùng khăn vải, chà nhẹ lên lưỡi bé và thấy một lớp sáp phủ màu trắng thì có thể khẳng định bé đang bị tưa lưỡi. Ngoài ra, lớp sáp này còn xuất hiện trên nhiều khu vực khác bên trong khoang miệng của bé.

Tưa miệng sẽ làm tăng nguy cơ con yêu bị nhiễm trùng nặng hơn, gây đau hoặc khó chịu, từ đó khiến bé không muốn bú mẹ, dẫn đến sút cân.

+ Nguyên nhân gây ra

Bạn có tự hỏi tại sao nhiều em bé bị tưa miệng trong khi người lớn hiếm khi gặp vấn đề này. Thật ra, câu trả lời rất đơn giản: Hệ thống miễn dịch của bé phát triển chưa đủ mạnh để chống lại nhiễm trùng, tạo điều kiện nấm men dễ dàng phát triển hơn.

Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân duy nhất, nếu trẻ dùng một loại thuốc kháng sinh để điều trị một tình trạng nhiễm trùng khác như nhiễm trùng tai thì loại thuốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt và khuyến khích sự phát triển của nấm men.

+ Cách khắc phục

Bệnh tưa miệng khiến trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi rất phổ biến và dễ điều trị.

Bác sĩ có thể sẽ kê toa một loại thuốc chống nấm nhằm bôi trực tiếp lên các mảng trắng. Để thuốc phát huy tác dụng, bạn nên để thuốc trong miệng bé càng lâu càng tốt. Vì vậy, bố mẹ cần tránh cho bé ăn sau khi bôi thuốc ít nhất 30 phút nhé.

2/ Trắng lưỡi cho sữa

Bên cạnh lý do phổ biến trên thì nguyên nhân khiến lưỡi trẻ sơ sinh có màu trắng đến từ việc sữa còn bám lại trên khoang miệng của con.

Việc phân biệt 2 tình trạng này cũng khá khó khăn vì chúng biểu hiện tương tự nhau. Một trong những cách dễ nhất để nói lên sự khác biệt là thử lau sạch cặn bẩn bằng một miếng vải đã nhúng qua nước ấm. Nếu các vệt trắng mờ dần, mẹ có thể khẳng định phần nào bé chỉ bị sót sữa trong miệng. Bên cạnh đó, tình trạng lưỡi bé bị trắng chỉ xuất hiện sau khi con bú mẹ và các mảng trắng không tồn tại ở bất kỳ khu vực nào khác.

Điều gì gây ra sự tích tụ sữa này? Câu trả lời là do bé tiết ít nước bọt. Vài tháng đầu sau khi chào đời, nước bọt của trẻ không được sản xuất quá nhiều. Do vậy, lưỡi của bé vẫn sẽ đọng lại một lượng sữa kha khá và khiến bộ phận này có màu trắng.

Sữa đọng lại trên lưỡi cũng xảy ra nếu em bé bị tật cứng lưỡi, tình trạng khiến lưỡi bị hạn chế chuyển động. Lưỡi bé khi không thể chạm vào vòm miệng và thiếu ma sát sẽ gây ra sự tích tụ.

Tình trạng này không cần lo lắng quá mức cũng như sẽ cải thiện dần khi bé bắt đầu tiết ra nhiều nước bọt hơn hoặc khi con dần làm quen với thức ăn đặc.

3/ Bị lây nấm từ vú mẹ

Nếu khi mang thai, mẹ bị nấm candida sẽ dễ khiến bé lây nấm từ mẹ. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo phải nhanh chóng điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe của bé.

Đầu vú mẹ bị nhiễm nấm thì khi bú, khả năng trẻ bị lây sẽ rất cao. Bởi vậy, để phòng trường hợp đó, mẹ cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước khi cho con bú, tránh không để bị nứt cổ gà sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nhanh nhất.

+ Cách nhận biết

Trẻ có lưỡi bị trắng do nấm thì quan sát kỹ lưỡi bé, mẹ sẽ thấy những đốm, mảng trắng như sữa đông, phô mai. Tuy nhiên, dùng khăn lau sạch lưỡi vẫn không hết, nguy cơ lưỡi tấy đỏ, thậm chí chảy máu là rất cao

+ Cách khắc phục

Trẻ chỉ bú mẹ bị nhiễm nấm lưỡi thấp hơn. Đồng thời việc vệ sinh lưỡi sau khi bú cũng đơn giản hơn, chỉ cần rơ lưỡi trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 2 lần/ngày để làm sạch. Trước khi cho trẻ bú cũng cần vệ sinh qua đầu ti cho an toàn.

Nếu trẻ uống sữa công thức thì sau khi uống xong mẹ nên cho bé uống thêm ít nước lọc để làm sạch lưỡi. Nên rơ lưỡi cho bé hàng ngày, cần tiệt trùng bình sữa, núm ti và các dụng cụ khác.

Nếu trẻ đang trong quá trình ăn dặm thì cũng không nên quên vệ sinh miệng và lưỡi cho trẻ mỗi ngày.

4/ Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Những gợi ý sau đây giúp giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi và các tình trạng răng miệng khác:

  • Làm sạch miệng của bé sau mỗi lần cho ăn bằng cách nhúng một miếng vải mềm, sạch vào nước và nhẹ nhàng lau miệng cho bé theo chuyển động tròn.
  • Massage nướu của bé sau mỗi lần bú để đảm bảo nướu khỏe mạnh.
  • Nếu bạn cho bé bú bình, hãy khử trùng tất cả các bộ phận của bình, kể cả núm vú.
  • Giữ núm vú của bạn sạch sẽ.

Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinhở trẻ sơ sinh

Chú ý khi rơ lưỡi cho trẻ

– Không nên rơ lưỡi khi trẻ đang no hoặc mới ăn xong vì trẻ dễ bị nôn. Thực hiện khi trẻ đang đói và vào buổi sáng là tốt nhất.

– Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay để tránh làm trẻ bị trầy xước.

– Trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không được dùng mật ong rơ lưỡi trẻ.

– Không được cạy các đốm hay mảng trắng trên lưỡi lên sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng.

– Chỉ dùng khăn mềm, mỏng nhúng nước ấm để vệ sinh lưỡi.

– Nếu đã cẩn thận vệ sinh khoang miệng cho trẻ thường xuyên mà con vẫn không khỏi hoặc ngày càng nhiều lên thì đưa trẻ đi khám để được tư vấn và kê thuốc hợp lý.

Ngoài ra nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn các bệnh lý về trẻ sơ sinh các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám nhi của Pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ chuyên sâu trao đổi + thăm khám đầy đủ hơn nhé

Xem thêm

 

bài viết liên quan

ĐẶT LỊCH HẸN

Vui lòng đặt lịch khám với chúng tôi trước để được phục vụ tốt hơn