Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Xuất huyết giảm tiểu cầu (Thrombocytopenic Purpura) là tình trạng xuất huyết do lượng tiểu cầu trong máu giảm. Xuất huyết thường gặp nhất ở những vùng da dễ sang chấn, tì đè hoặc có thể gặp xuất huyết tự nhiên.
Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, virus, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này.
Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu.
Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu và cơ thể sẽ rất dễ bị chảy máu khi tiểu cầu giảm thấp.
Nguyên nhân thường gặp xuất huyết giảm tiểu cầu
Một số nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu thường gặp là:
- Suy tủy xương
- Lơ xê mi cấp
- Ung thư di căn tủy xương
- Tiểu cầu giảm ở người nghiện rượu, nhiễm siêu vi
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Đặc điểm tổn thương trong xuất huyết giảm tiểu cầu khá đa dạng: hình chấm, nốt, mảng, đám với nhiều kích thước khác nhau. Thương tổn dưới da tự nhiên (tiểu cầu < 10 G/L) hoặc sau sang chấn nhỏ (tiểu cầu < 40 G/L).
Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp.
Trong đa số trường hợp, người bệnh phát hiện các vấn đề: chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, rong kinh, tiểu máu, ói máu, hay nặng nhất là hôn mê do xuất huyết não….
Ngoài ra, có thể gặp xuất huyết ở vòm khẩu cái, chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiểu máu, kinh nguyệt kéo dài…Trong xuất huyết giảm tiểu cầu, mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ xuất huyết.
Các xét nghiệm để phát hiện xuất huyết giảm tiểu cầu
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như:
- Công thức máu, tủy đồ
- Chức năng đông máu
- Xét nghiệm HbsAg, anti HCV, anti HIV…
- Xét nghiệm một số bệnh lý miễn dịch
Điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Sau khi có các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có hướng chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ bắt đầu điều trị khi: Số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L trong máu hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều.
Thuốc lựa chọn điều trị hàng đầu là các thuốc nhóm Corticoid.
Khi sử dụng các thuốc này, các bác sĩ thường dùng liều cao và kéo dài để ức chế tình trạng miễn dịch với mục đích nâng số lượng tiểu cầu trong máu lên cao.
Thuốc nhóm Corticoid khi dùng kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ: viêm dạ dày, tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, loãng xương, đục thủy tinh thể. Do đó bệnh nhân phải tuân thủ điều trị và bác sĩ sẽ theo dõi sát và xử trí các biến chứng và tiến hành giảm liều thuốc Corticoid phù hợp với tình trạng bệnh.
Trong trường hợp cấp cứu: người bệnh bị xuất huyết đe dọa tính mạng: sẽ kết các thuốc: Gamma globulin truyền tĩnh mạch, anti D truyền tĩnh mạch, corticoid liều cao. Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng nâng tiểu cầu trong thời gian ngắn, số lượng tiểu cầu sẽ có thể giảm thấp trở lại sau một thời gian.
Tham khảo: Wikipedia
Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.