TÌM HIỂU VỀ SẸO LỒI

Sẹo lồi (keloids) là tình trạng tăng sinh quá mức của mô da so với tổn thương ban đầu. Sự tăng sinh quá mức của nguyên bào sợi, collagen tại thương tổn có thể do quá trình liền vết thương kéo dài. Sẹo lồi có thể xuất hiện sau chấn thương, vết thương, sau tình trạng mụn trứng cá hoặc do tự phát.

Sẹo lồi là gì?

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp … mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ…)

Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.

Sẹo lồi thường hình thành ở đâu?

Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, thường gặp nhất ở vùng ngực, vai, lưng, dái tai. Khối sẹo phát triển rộng ra những vùng da xung quanh và vượt quá giới hạn của thương tổn da ban đầu. Ngoài ra, sẹo lồi còn có xu hướng phát triển cao hơn.

Sẹo lồi thường có triệu chứng ngứa, đau hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào kể cả khi tác động vật lý lên sẹo. Sẹo thường có màu hồng, nâu hoặc đỏ, khi nhiễm trùng có thể xuất hiện mủ. Tính chất của sẹo có thể mềm, chắc hoặc cứng. Một số trường hợp có thể thấy sẹo tăng sắc tố hoặc sẹo co kéo làm ảnh hưởng đến vận động.

Tình trạng sẹo lồi thường không tự thoái triển mà có thể tiến triển hơn so với vị trí ban đầu, tỷ lệ tái phát khá cao. Do đó, khi xuất hiện sẹo, có vết thương, chấn thương, mụn trứng cá…hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn chăm sóc và điều trị đúng cách.

Hình Thành Sẹo Lồi
Sẹo lồi hình thành trên khuôn mặt

Khi nào cần điều trị sẹo lồi?

Sẹo lồi là một thương tổn lành tính, đa phần bệnh nhân muốn điều trị vì yếu tố thẩm mỹ, một số ít do triệu chứng ngứa, đau hoặc sẹo co rút làm hạn chế vận động. Dựa vào vị trí, phân loại sẹo, yếu tố di truyền, cơ địa của người bệnh…mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ thường phối hợp nhiều phương pháp với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dự phòng sẹo lồi như thế nào?

Trao đổi với bác sĩ về những phương pháp điều trị giúp giảm căng da.

Chăm sóc tốt vết thương sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật giúp quá trình lành thương nhanh.

Dưỡng ẩm da, sử dụng silicon cũng như áp dụng kịp thời các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh nắng, một số nghiên cứu cho thấy tia UV là tình trạng sẹo nặng hơn.

Tham khảo: Wikipedia

>> Để được thăm khám khi có các biểu hiện về da liễu tại khoa Nội tiết phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868