Táo bón ở trẻ – 3 điều bố mẹ cần biết

Táo bón ở trẻ là tình trạng thường xuyên gặp. Ngoài nguyên nhân trẻ uống ít nước thì còn nhiều nguyên nhân gây táo bón khác mà các bậc phụ huynh cần quan tâm. Từ đó, cha mẹ sẽ có những biện pháp đúng đắn, hợp lý giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ và sớm cải thiện tình trạng này.
Táo Bón Ở Trẻ
Bật mí 3 cách hỗ trợ trị táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn mẹ phải biết

1.Nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ là gì?

  • Hơn 90% tình trạng táo bón ở trẻ là táo bón chức năng như chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, nhịn đi ngoài, có các yếu tố tâm lý…
  • Trẻ không được cung cấp đủ nước. Khi đó, việc đào thải phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn hơn khi phân bị vón cục và cứng lại.
  • Sữa mẹ có chứa hormone Motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, thiếu hormone này có thể sẽ dễ xuất hiện tình trạng táo bón ở trẻ hơn.
  • Ở trẻ bú sữa mẹ, sự mất cân bằng dinh dưỡng trong sữa mẹ có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Khi chế độ ăn của mẹ không đủ chất xơ, không bổ sung lợi khuẩn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường… sẽ dễ gây táo bón ở trẻ.
  • Trẻ uống sữa công thức thường gây tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Việc pha sữa công thức tỷ lệ quá đặc không cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ mà còn tăng nguy cơ táo bón cho trẻ.
  • Một số bệnh lý gây táo bón ở trẻ như bệnh đại tràng phình to (bệnh Hirschsprung), hậu môn lạc chỗ, hẹp hậu môn… Một số thuốc điều trị hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm xuất hiện tình trạng táo bón ở trẻ, cần trao đổi với bác sĩ để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

2.Làm thế nào để nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ?

Ba mẹ và người chăm sóc trẻ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây để nhận biết táo bón ở trẻ:

  • Số lần đại tiện < 3 lần/tuần. Cần quan tâm trẻ có bị táo bón không khi thời gian giữa mỗi lần đại tiện thưa hơn. Mỗi trẻ sẽ có số lần đi đại tiện khác nhau có thể từ 2 – 3 lần/ngày, có thể từ 4 – 5 lần/ngày…
  • Phân của trẻ sậm màu hơn, vón cục, rắn khô… nên nghĩ đến tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Trẻ khó chịu nhiều mỗi lần đi đại tiện. Việc thải phân gặp khó khăn hơn gây đau cho trẻ, trẻ gồng bụng, đỏ mặt… khi đại tiện.
  • Khi phân bị ứ đọng không thể thải ra ngoài, bụng trẻ thường bị cứng và chướng khiến trẻ rất khó chịu.
  • Trẻ bị táo bón sẽ mệt mỏi, khó chịu nhiều khi chướng bụng nên không muốn bú hoặc bú ít hơn.

Làm Thế Nào Để Nhận Biết Tình Trạng Táo Bón Ở Trẻ

3.Làm thế nào để phòng ngừa táo bón ở trẻ?

Các biện pháp giúp ích cho tình trạng táo bón ở trẻ không những trẻ bị táo bón mà còn rất hữu ích khi phòng ngừa táo bón ở trẻ.

Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Táo Bón Ở Trẻ?

Đối với những trường hợp táo bón ở trẻ do yếu tố dinh dưỡng, cha mẹ có thể tham khảo các cách phòng ngừa táo bón ở trẻ sau:

  • Với những trẻ bú sữa mẹ: mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo nguồn sữa an toàn như đủ nước, chất xơ, sữa chua… Tăng cữ bú cho trẻ và tăng thời gian ở mỗi cữ bú để hệ tiêu hóa của trẻ nhanh hồi phục ổn định hơn, phòng ngừa táo bón ở trẻ tốt hơn.
  • Với trẻ uống sữa công thức: vì dạ dày của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên dễ có các rối loạn như táo bón và tiêu chảy khi dùng sữa công thức. Để hạn chế tình trạng này, cần pha sữa đúng tỷ lệ hướng dẫn, không pha quá loãng hay quá đặc. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa phù hợp phòng ngừa táo bón ở trẻ.
  • Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm: bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ, giàu khoáng chất kết hợp cho trẻ uống nhiều nước. Đây là biện pháp cải thiện cũng như phòng ngừa táo bón ở trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, nước ép hoa quả sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Các biện pháp như massage bụng hay cho trẻ ngâm trong nước ấm, cho trẻ vận động phù hợp, đảm bảo tâm lý thoải mái cho trẻ… cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ và phòng ngừa táo bón ở trẻ.
  • Nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc nhuận tràng cho trẻ khi trẻ bị táo bón, việc làm này hoàn toàn sai lầm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ các các bệnh lý gây táo bón, khi điều trị tốt những bệnh lý nền thì tình trạng táo bón cũng dần được cải thiện.

#pasteurclinic #children #taobonotre #taobon #tinhtrangtaobonotre

Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng