Bạn có thể cần sử dụng thuốc giảm đau khi chuyển dạ. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những loại thuốc giảm đau bạn có thể dùng trong quá trình chuyển dạ.
Cơn đau khi chuyển dạ là gì
Việc sử dụng thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của bạn. Điều này không làm tăng khả năng bạn sẽ sinh mổ. Những loại thuốc giảm đau khi chuyển dạ không tác động đến trẻ cũng như sự phát triển của trẻ sau này.
Bạn không cần đưa ra quyết định về việc sử dụng thuốc giảm đau cho đến khi chuyển dạ, Nhưng bạn nên tìm hiểu về những loại thuốc giảm đau tại cơ sở mà bạn sinh con và suy nghĩ về lựa chọn của bạn trước khi bắt đầu chuyển dạ.
Ảnh hưởng của thuốc giảm đau sử dụng khi chuyển dạ
Một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn thuốc giảm đau của bạn bao gồm bệnh lý tim mạch, bệnh gan hay tiền sử phẫu thuật cột sống. Bạn cần trao đổi những vấn đề sức khỏe của bạn với những bác sĩ tham gia hỗ trợ bạn trong quá trình chuyển dạ.
Dưới đây là những phương pháp giảm đau bằng thuốc trong khi chuyển dạ:
- Gây tê ngoài màng cứng, đây là phương pháp giảm đau hiệu quả phù hợp cho sinh thường và sinh mổ. Thuốc tê được đưa vào khoang màng cứng vùng thắt lưng của bạn. Tùy theo mức độ đau của bạn mà bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc giảm đau, liều lượng phù hợp
- Gây tê tủy sống, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trực tiếp vào khoang chứa dịch não tủy. Thuốc có tác dụng sau vài phút. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong mổ lấy thai
- Các phương pháp khác được tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hay hít khí nito trộn với oxy
Những phương pháp giúp giảm đau sau sinh
- Thực hiện các kỹ thuật thư giãn và thở trong lúc chuyển dạ
- Trò chuyện cùng người nhà để nhận được sự quan tâm đúng lúc
- Nhờ sự hỗ trợ xoa bóp hoặc ấn vào vùng thắt lưng, xoa bóp bàn chân
- Thay đổi tư thế, có thể đi lại nhẹ nhàng, ngồi dậy, nằm nghiêng
- Đặt một túi đá hoặc gạc ấm lên lưng của bạn
- Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm
- Nếu cảm thấy nóng, có thể sử dụng miếng vải ẩm và mát để làm dịu
- Thư giãn bằng cách không tập trung vào cơn đau, nói chuyện với người nhà, thì thầm với bé, nghĩ đến những chuyện vui sẽ đến khi bé chào đời.
- Hít thở: Hít mũi – thở miệng hay hít miệng – thở miệng, hít sâu – thở chậm.
- Thay đổi tư thế: đi lòng vòng, vung vẩy, nếu bị hạn chế trên giường sinh nên cử động tay, chân, nằm nghiêng, ngồi.
- Xoa bóp.
- Giường nằm sinh: điều chỉnh nhiều tư thế, nằm, ngồi, dang chân, nâng cao đầu…Các loại giường hay bàn nằm sanh ở bệnh viện thuận tiện khi bạn sinh, các bác sĩ đỡ sinh, khâu tầng sinh môn…
- Tắm nước ấm, thậm chí còn ngồi hay ngâm trong bồn nước ấm. Vì nhiều lý do, phương pháp này không được triển khai ở các bệnh viện nước mình, nguyên nhân chính là vẫn chưa có chứng cứ tin cậy cho thấy có hiệu quả giảm đau và rút ngắn chuyển dạ.
- Đi lại: trong giai đoạn sớm, việc đi lại có thể làm bạn thấy dễ chịu hơn ngồi/ nằm một chỗ. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết khi nào cần nằm (như để mắc monitor theo dõi bé chẳng hạn).
- Sự hỗ trợ, an ủi, động viên của người thân cũng là một liệu pháp tinh thần hữu hiệu.
Tham khảo: Wikipedia
Khi có các dấu hiệu chuyển dạ khi sinh trong Sản phụ khoa, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Tại Pasteur, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tình chu đáo cùng với trang bị hiện đại, hệ thống máy 4D/3D Voluson E6 giúp hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của người bệnh.