1. Siêu âm thai? Những vấn đề mẹ bầu nên nắm bắt
Siêu âm thai là gì? Vì sao phải đi siêu âm thai? Các cột mốc quan trọng cần đi siêu âm thai?…. Có rất nhiều câu hỏi mà hầu như mẹ bầu nào cũng thắc mắc cần được tư vấn rõ ràng và kỹ càng hơn…
Bài viết sau đây THS BS Đồng Thị Hồng Trang trưởng phòng khám sản phụ khoa của đa khoa Pasteur Đà Nẵng sẽ chia sẻ đầy đủ chi tiết tổng quát về siêu âm thai cho các mẹ bầu có thêm kiến thức cũng như hiểu hơn vấn đề này…
Siêu âm đã trở thành một xét nghiệm phổ biến và rất thân thiện trong chăm sóc trước khi sinh. Trong giai đoạn sớm của thai kì, siêu âm thường được sử dụng để kiểm tra tim thai và tránh trường hợp có thai ngoài tử cung. Sau đó, siêu âm giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi, vị trí của nhau thai và dây rốn, để đảm bảo sức khỏe và giải phẫu bé bình thường.
Siêu âm cũng có thể dùng để đo độ dài cổ tử cung, nếu như bạn có nguy cơ sinh non.
2. Khi nào thì siêu âm thai hoàn thành
Thông thường, một bà mẹ sẽ được siêu âm cơ bản 6 lần trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu có bất thường như đau bụng, ra máu hay nghi ngờ dị tật thì có thể số lần siêu âm thai nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ
+ Siêu âm quý 1:
Trong quý 1 của thai kì, lần đầu siêu âm đầu tiên bắt đầu từ lúc thai từ 6-10 tuần, cho phép bà mẹ có thể xem được em bé. Hội Bác sỹ sản phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyên tất cả các bà mẹ cần làm siêu âm thai sớm. Bởi vì siêu âm thai sớm giúp:
– Xác định ngày dự sinh chính xác hơn bằng việc đo kích thước thai nhi (sau quý 1, siêu âm đo đạc ít chính xác hơn)
– Đo tim thai giúp khẳng định sự sống của thai
– Chắc chắn về vị trí bào thai trong tử cung (tránh các trường hợp thai lạc chỗ)
– Xác định số lượng thai
Trong khi phần lớn các bác sỹ chờ tối thiểu 6 tuần để làm siêu âm thai sớm, túi thai đã có thể thấy ở 4 tuần rưỡi sau kì kinh cuối cùng, nhịp tim thai có thể phát hiện ở tuần 5-6 (mặc dù khó có thể tìm được).
Lần siêu âm thứ 2 của quý I là lúc thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày, nhằm đo độ mờ da gáy giúp sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể (Hội chứng Down, Edward, Patau) cùng với xét nghiệm Double test. Việc phối hợp Siêu âm thai đo độ mờ da gáy và Double test mang lại hiệu quả sàng lọc hội chứng Down lên đến 90%.
+ Siêu âm quý 2:
Ở giai đoạn giữa của thai kì, thông thường ở tuần 18-22, siêu âm khảo sát hình thái giải phẫu chi tiết thai nhi gọi là siêu âm sàng lọc dị tật được thực hiện. Thông thường phải được thực hiện bởi một bác sỹ chẩn đoán hình ảnh đã được đào tạo ở bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa, nơi có các trang bị hiện đại. Siêu âm quý 2 không chỉ để bạn xem cho vui, nó cho phép bác sỹ có một hình ảnh rõ ràng về cấu tạo cơ thể thai nhi giúp sàng lọc gần 80% các dị tật hình thai thai nhi. Đó là một cách để:
– Xem sự phát triển của thai nhi và khẳng định một lần nữa mọi thứ đang diễn ra như nó phải thế, bằng cách đo kích thước em bé và kiểm tra mọi cơ quan quan trọng, kiểm tra xem lượng nước ối có đạt chuẩn hay không và kiểm tra vị trí của nhau thai.
– Kiểm tra giới tính của em bé, cũng như các bất thường của cơ quan sinh dục của bé
– Cho bạn nhìn thấy em bé của mình (nhất là bây giờ nó đã giống một em bé) – hỏi bác sỹ chẩn đoán hình ảnh để xem đâu là tay, chân, mặt và các bộ phận tí hon như dạ dày hay thận.
Thường thì siêu âm quý 2 được thực hiện 2D, các bác sỹ thường dành siêu âm 3D và 4D chỉ khi có yêu cầu y khoa, để kiểm tra em bé kỹ càng hơn khi có bất thường.
+ Siêu âm thai nhi quý 3:
Ở quý 3 của thai kỳ việc siêu âm thai giúp bác sĩ đáng giá cân nặng thai nhi ước tính, giúp theo dõi sự phát triển của thai bình thường hay không, đồng thời tình trạng nhau ối chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ.
Thời kỳ này siêu âm giúp phát hiện các bệnh lý thai chậm tăng trưởng, thiếu máu thai nhi, dị tật thai giai đoạn muộn cũng như các bất thường vị trí bám bánh nhau (nhau tiền đạo, nhau bám thấp,…). Nhờ vậy giúp bác sĩ lâm sàng tiên lượng cuộc đẻ an toàn cho cả mẹ và bé.
+ Siêu âm bổ sung trong thai kỳ:
Đôi khi những bà mẹ tương lai sẽ đề nghị làm thêm siêu âm trong quá trình mang thai nếu như cô ấy thuộc 25% bà mẹ có nguy cơ cao. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, bác sỹ sẽ thực hiện siêu âm để chắc chắn mọi thứ đều ổn.
Nếu bạn mang đa thai, đặc biệt song thai một bánh nhau bạn sẽ được làm siêu âm thường xuyên hơn để kiểm tra sự phát triển của các bé. Bạn cũng có thể được làm siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra sự thay đổi của cổ tử cung (cổ tử cung xóa ngắn hoặc mở) nếu như bác sỹ của bạn cho rằng bạn có nguy cơ sinh non. Thêm vào đó, siêu âm cũng là một phần của các xét nghiệm khác bao gồm sinh thiết gai nhau, chọc ối, đo độ mờ da gáy, sinh trắc học thai nhi,…
3. Siêu âm thai được thực hiện như thế nào?
Siêu âm thường được thực hiện bằng cách dùng một đầu dò rà quanh bụng(siêu âm đường bụng). Một loại gel được bôi lên bụng, sau đó đầu dò – phát ra sóng siêu âm được rà quanh vị trí đó.
Những sóng âm này dội lại khi gặp các cấu trúc (ở đây là em bé) và kết quả là một hình ảnh được hiển thị trên màn hình máy tính. Bạn cũng sẽ được xem cùng với bác sỹ (mặc dù bạn cần trợ giúp để biết bạn đang xem gì), và chắc chắn sẽ được đem về nhà một tấm hình làm kỉ niệm.
Nếu như bạn làm siêu âm trước tuần 6-7 của thai kì, bác sỹ có thể thực hiện một xét nghiệm siêu âm qua đường âm đạo. Cũng theo nguyên lý trên, nhưng với một đầu dò nhỏ và dài hơn và được bọc bởi một vật tương tự bao cao su được bôi trơn vô trùng và đưa nó vào âm đạo. Bác sỹ sẽ di chuyển đầu dò trong đường âm đạo để kiểm tra tử cung của bạn. Điều này cho phép bác sỹ quan sát em bé trước khi siêu âm đường bụng chưa phát hiện được.
Tất cả chỉ thực hiện trong vòng 5-30 phút và không hề gây đau, ngoại trừ sự khó chịu khi bàng quang đầy nước tiểu – điều cần thiết trong siêu âm quý 1 qua đường bụng. Chỉ là một chút khó chịu nếu như bác sỹ cần ấn mạnh vào bụng của bạn để xem cận cảnh em bé rõ ràng hơn.
4. Siêu âm có ảnh hưởng gì không
Siêu âm là xét nghiệm không xâm lấn và nguy cơ ảnh hưởng thấp. Điều này có nghĩa là hướng dẫn y tế thận trọng chống lại tiếp xúc không cần thiết. Bởi vì không có nhà nghiên cứu nào sẵn sàng đưa thai nhi vào nghiên cứu cả – thật khó để nghiên cứu những ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng siêu âm.
Hơn nữa, mặc dù siêu âm thường tương đối chính xác khi ước lượng kích thước của bé, chúng có thể thấp hơn hoặc vượt quá trọng lượng ước tính, đặc biệt nếu chúng bị lạm dụng, đôi khi có thể dẫn đến các chỉ định mổ lấy thai không cần thiết hoặc sinh non. Đó là lý do tại sao các bác sỹ thuyết phục bệnh nhân chỉ sử dụng siêu âm khi có chỉ định.
……
Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn gì về các vấn đề siêu âm hay khám thai tại Đà Nẵng các mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp hoặc đến phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng qua hotline 023 63811868 để được BS Đồng Thị Hồng Trang thăm khám và tư vấn một cách đầy đủ và rõ ràng hơn nhé!
THS. BS Đồng Thị Hồng Trang
Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng