1.Buồn nôn và nôn trong thời kỳ mang thai có bình thường hay không?
Buồn nôn và nôn là tình trạng phổ biến trong thời gian thai kỳ. Nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, buồn nôn và nôn thường không gây hại cho thai nhi nhưng nó ảnh hưởng đến công việc cũng như hoạt động hằng ngày
2.Ốm nghén xảy ra khi nào?
Buồn nôn và nôn thường bắt đầu trước khi thai nhi được 9 tuần tuổi. Ở hầu hết phụ nữ, ốm nghén sẽ biến mất khi thai được 14 tuần tuổi. Với một số ít phụ nữ, ốm nghén có thể kéo dài suốt thời gian thai kỳ
3.Hội chứng Hyperemesis gravidarum (HG) là gì?
Là một tình trạng ốm nghén nặng và nghiêm trọng trong thai kỳ, nó xảy ra khoảng 3% số phụ nữ mang thai
4..Hội chứng HG được chẩn đoán khi nào?
Tình trạng này được chẩn đoán khi một phụ nữ mất 5% cân nặng so với trước khi mang thai và có liên quan đến một số vấn đề như mất nước và dịch trong cơ thể. Phụ nữ được chẩn đoán hội chứng HG cần được điều trị, đôi khi phải nhập viện để điều trị tình trạng nôn quá nhiều và bù nước, điện giải
5.Các dấu hiệu của mất nước là gì?
Tiểu ít hơn bình thường và nước tiểu sậm màu
Có thể không có nước tiểu
Chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu khi đứng
Nhịp tim nhanh
6.Các yếu tố nguy cơ của hội chứng HG là gì?
Mang đa thai
Ở lần mang thai trước, bạn có triệu chứng buồn nôn và nôn ở mức độ vừa hoặc nặng
Mẹ hoặc chị em gái có triệu chứng buồn nôn và nôn mức độ nặng khi mang thai
Có tiền sử bị say tàu xe hoặc đau đầu migraine
Mang thai bé gái
7.Buồn nôn và nôn trong thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác?
Một số bệnh lý khác có thể gây buồn nôn và nôn trong thai kỳ như: viêm loét dạ dày tá tràng, liên quan đến một số loại thực phẩm, bệnh lý tuyến giáp hoặc túi mật…
Bác sĩ có thể nghi ngờ một số bệnh lý khác gây ra nôn và buồn nôn trong thời kỳ mang thai nếu bạn có một số triệu chứng như: Buồn nôn và nôn xảy ra lần đầu tiên sau khi thai kỳ được 9 tuần tuổi, đau bụng, sốt, tuyến giáp lớn…
8.Khi nào ốm nghén trở thành vấn đề đáng lo ngại trong thai kỳ?
Nếu ốm nghén làm bạn nôn tất cả thức ăn, nước và bắt đầu sụt cân so với trước khi mang thai. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị
9.Làm gì để giảm triệu chứng nôn và buồn nôn?
Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của ốm nghén như: bổ sung vitamin, điều chỉnh thời gian các bữa ăn, thay đổi các loại thực phẩm hằng ngày
10.Có nên bổ sung vitamin?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, bổ sung vitamin trước và trong thời gian thai kỳ làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng ốm nghén nặng trong thai kỳ
11.Làm gì để giảm buồn nôn?
Bạn có thể ăn một ít bánh mì giòn hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh di chuyển khi bụng đói
Chia nhỏ từ 5-6 bữa ăn một ngày để đảm bảo bạn không bị đói
Ăn thường xuyên các thực phẩm như hạt, trái cây, bánh quy
12.Sản phẩm nào có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén?
Gừng có thể giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn, bạn có thể thử một số loại sản phẩm như: kẹo gừng, trà gừng…
13.Có nên uống nước nhiều trong thời gian thai kỳ?
Khi mang thai, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn. Cố gắng uống nhiều nước trong cả ngày (không chỉ uống nước khi bạn khát), có thể từ 8-12 cốc nước một ngày trong thời kỳ mang thai
Khi thiếu nước, cảm giác buồn nôn có thể trở nên trầm trọng hơn. Nếu cảm thấy đắng miệng và khó chịu khi uống nước, bạn có thể thử nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng
14à nôn trong thời kỳ mang thai có bình thường hay không?
Buồn nôn và nôn là tình trạng phổ biến trong thời gian thai kỳ. Nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, buồn nôn và nôn thường không gây hại cho thai nhi nhưng nó ảnh hưởng đến công việc cũng như hoạt động hằng ngày 2.Ốm nghén xảy ra khi nào?
Buồn nôn và nôn thường bắt đầu trước khi thai nhi được 9 tuần tuổi. Ở hầu hết phụ nữ, ốm nghén sẽ biến mất khi thai được 14 tuần tuổi. Với một số ít phụ nữ, ốm nghén có thể kéo dài suốt thời gian thai kỳ 3.Hội chứng Hyperemesis gravidarum (HG) là gì?
Là một tình trạng ốm nghén nặng và nghiêm trọng trong thai kỳ, nó xảy ra khoảng 3% số phụ nữ mang thai 4..Hội chứng HG được chẩn đoán khi nào?
Tình trạng này được chẩn đoán khi một phụ nữ mất 5% cân nặng so với trước khi mang thai và có liên quan đến một số vấn đề như mất nước và dịch trong cơ thể. Phụ nữ được chẩn đoán hội chứng HG cần được điều trị, đôi khi phải nhập viện để điều trị tình trạng nôn quá nhiều và bù nước, điện giải 5.Các dấu hiệu của mất nước là gì?
Tiểu ít hơn bình thường và nước tiểu sậm màu
Có thể không có nước tiểu
Chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu khi đứng
Nhịp tim nhanh
6.Các yếu tố nguy cơ của hội chứng HG là gì?
Mang đa thai
Ở lần mang thai trước, bạn có triệu chứng buồn nôn và nôn ở mức độ vừa hoặc nặng
Mẹ hoặc chị em gái có triệu chứng buồn nôn và nôn mức độ nặng khi mang thai
Có tiền sử bị say tàu xe hoặc đau đầu migraine
Mang thai bé gái
7.Buồn nôn và nôn trong thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác?
Một số bệnh lý khác có thể gây buồn nôn và nôn trong thai kỳ như: viêm loét dạ dày tá tràng, liên quan đến một số loại thực phẩm, bệnh lý tuyến giáp hoặc túi mật…
Bác sĩ có thể nghi ngờ một số bệnh lý khác gây ra nôn và buồn nôn trong thời kỳ mang thai nếu bạn có một số triệu chứng như: Buồn nôn và nôn xảy ra lần đầu tiên sau khi thai kỳ được 9 tuần tuổi, đau bụng, sốt, tuyến giáp lớn…
8.Khi nào ốm nghén trở thành vấn đề đáng lo ngại trong thai kỳ?
Nếu ốm nghén làm bạn nôn tất cả thức ăn, nước và bắt đầu sụt cân so với trước khi mang thai. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị 9.Làm gì để giảm triệu chứng nôn và buồn nôn?
Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của ốm nghén như: bổ sung vitamin, điều chỉnh thời gian các bữa ăn, thay đổi các loại thực phẩm hằng ngày 10.Có nên bổ sung vitamin?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, bổ sung vitamin trước và trong thời gian thai kỳ làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng ốm nghén nặng trong thai kỳ 11.Làm gì để giảm buồn nôn?
Bạn có thể ăn một ít bánh mì giòn hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh di chuyển khi bụng đói
Chia nhỏ từ 5-6 bữa ăn một ngày để đảm bảo bạn không bị đói
Ăn thường xuyên các thực phẩm như hạt, trái cây, bánh quy
12.Sản phẩm nào có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén?
Gừng có thể giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn, bạn có thể thử một số loại sản phẩm như: kẹo gừng, trà gừng… 13.Có nên uống nước nhiều trong thời gian thai kỳ?
Khi mang thai, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn. Cố gắng uống nhiều nước trong cả ngày (không chỉ uống nước khi bạn khát), có thể từ 8-12 cốc nước một ngày trong thời kỳ mang thai
Khi thiếu nước, cảm giác buồn nôn có thể trở nên trầm trọng hơn. Nếu cảm thấy đắng miệng và khó chịu khi uống nước, bạn có thể thử nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng 14.Có nên sử dụng thuốc chống nôn trong thai kỳ?
Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn không làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị. Không nên tự ý uống bất kỳ các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để giảm các triệu chứng của ốm nghén mà không được sự đồng ý của bác sĩ
Nếu các nguyên nhân khác được loại trừ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: vitamin B6 là phương pháp điều trị an toàn, doxylamine có thể được bổ sung nếu B6 không làm giảm triệu chứng. Cả 2 loại thuốc này có thể dùng riêng hoặc phối hợp, và chúng đã được chứng minh là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ và không có hại cho thai nhi.